Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Đại Việt
Cục An toàn thực phẩm thông tin, trong thời gian vừa qua trên các trang web:
- http://www.khopdaiviet1.xyz/thaydao
- https://thaoduoc.xuongkhoptd.online/dongy11111
- https://www.luongyquandoi.xyz
- https://chuabenh.dongyxuongkhop.xyz/vien-khop-dai-viet
có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Đại Việt gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này được Công ty Cổ phần thương mại IAC (Địa chỉ Số nhà 31, ngõ 186, đường Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương
Trong thời gian qua trên nhiều website có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trường Xuân Vương gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Theo Cục An toàn thực phẩm, quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này được Công ty cổ phần dược phẩm Phát Đạt (Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Viet Tower, số 1 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Khang Bình
Còn tại website: https://hieuqua.tinkhoe247.xyz/khopkhangbinh-thuockb có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên Khớp Khang Bình gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Quảng cáo sử dụng hình ảnh bác sĩ, cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này được Công ty TNHH Thương Mại Minha (Địa chỉ: phòng 202, số nhà 10, ngõ 72 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Nhiều đơn vị luôn quảng cáo nói quá công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong khi đây là sản phẩm chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Theo quy định thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người. “Quảng cáo quá mức khiến người tiêu dùng tin theo, lúc họ mắc bệnh thay vì đến bệnh viện, họ lại tin vào quảng cáo dùng sản phẩm đó để chữa bệnh. Hậu quả bệnh bệnh sẽ nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh, thậm chí với một số bệnh như ung thư sẽ mất đi “cơ hội vàng”, khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn”- PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cảnh báo.
Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khoẻ gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/ 2013của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 20.000.000-30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin