|
1. Chuối “ngậm” hóa chất. Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất thế giới. Chuối đặc biệt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. (Ảnh minh họa) |
|
Ngoài ra, loại quả này chứa lượng lớn dưỡng chất có lợi. Trung bình 100g chuối chứa 89 calo, 75% nước, 1,1 gam protein, 22,8 gam carbohydrate, 12,2 gam đường và 0,3 gam chất béo... |
|
Ăn chuối đúng cách, bạn có thể nhận những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như ức chế lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe thận, hỗ trợ giảm cân... |
|
Tuy vậy, chuối chín rất khó bảo quản. Nhằm tránh chuối bị hỏng, dập nát trong quá trình vận chuyển, nhà vườn sẽ thu hoạch chuối khi còn xanh. Để chuối chín đều, vàng óng đẹp mắt, nhiều thương lái lạm dụng hóa chất để thúc chín. Trong số các loại hóa chất, formaldehyde được dùng phổ biến nhất. |
|
Được biết, khi đi vào cơ thể, formaldehyde gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mắt; gây ra các triệu chứng như ho, hen suyễn, hắt hơi, đau họng, cơ thể suy kiệt, thậm chí gây ung thư vòm họng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại formaldehyde là một trong những chất gây ung thư. |
|
Để chọn chuối không tẩm hóa chất, bạn nên chọn nải có quả màu xanh sậm, căng bóng và độ cong đều. Quan sát nếu vỏ quả có đốm chuyển sang vàng nhẹ thì nải chuối đã già và sẽ ngon hơn. Nên chọn nải chuối xen kẽ quả xanh quả vàng, những nải này thường là chín tự nhiên. Ngược lại, chuối dấm thuốc sẽ chín vàng đều đẹp mắt. |
|
2. Táo “ngậm” formaldehyde. Táo bắt đầu chín rộ vào giữa tháng 9, kéo dài 3-4 tháng sau. Táo chín tự nhiên giòn ngọt, thơm dịu, rất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, táo chứa nhiều vitamin A, C, E, kali và canxi góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kiểm soát cân nặng. |
|
Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa pectin và các nguyên tố vi lượng có tác dụng cân bằng lượng đường trong máu, giảm lipid máu... |
|
Thông thường, táo sẽ được phủ lớp sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ hay sáp carnauba... để kéo dài thời gian sử dụng, đảm bảo lượng táo bán quanh năm. Tuy vậy, nhiều cơ sở muốn tiết kiệm chi phí, sử dụng hóa chất chứa kim loại nặng như thủy ngân, formaldehyde. |
|
3. Cau. Ăn trầu cau là một tập tục phổ biến của người dân các nước vùng nhiệt đới châu Á. Vậy nhưng, thói quen ăn trầu cau không được khuyến khích. |
|
Nguyên nhân bởi cau chứa arecoline. Khi ăn, arecoline chuyển thành nitroso – chất gây ung thư phổ biến. Tích tụ những chất này lâu ngày, cơ thể dễ đối diện với căn bệnh nguy hiểm. |
|
Ngoài ra, thành phần vôi trong miếng trầu còn gây kích thích và tăng sản niêm mạc miệng. Vôi và hạt cau gây ra phản ứng oxy đặc biệt, có thể gây ra tổn thương oxy hóa DNA tế bào niêm mạc miệng. Không những vậy, trầu cau còn có thể gây nghiện, bị phụ thuộc. |
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. (Nguồn video: THĐT)