Cách phân biệt thịt lợn sạch cho các bà nội trợ
Thịt lợn “sạch” thơm ngọt, săn chắc rất đáng ăn. Khi đi chợ, bạn nên chú ý đến màu sắc, thớ thịt để phân biệt thịt lợn “sạch”, tránh bỏ nhiều tiền mà mua phải hàng không chất lượng.
|
Thịt lợn là một trong những món ăn thông dụng nhất, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Thịt lợn giàu dinh dưỡng, song độ thơm ngon còn phụ thuộc vào cách nuôi. (Ảnh minh họa) |
|
Ở đó, thịt lợn nuôi theo kiểu truyền thống sẽ được cho ăn các loại thực phẩm tự nhiên, không có phụ gia độc hại hay chất kích thích tăng trưởng. Đôi khi, lợn nuôi kiểu truyền thống còn được thả rông, thịt sẽ càng thơm ngon, săn chắc. |
|
Lợn theo kiểu công nghiệp thường có thời gian xuất chuồng ngắn, nuôi nhốt tập trung nên ít vận động. Thịt lợn kiểu này thớ không chắc, thơm và ngọt như lợn nuôi theo kiểu truyền thống. |
|
Nhìn chung, lợn “sạch” có thời gian nuôi kéo dài, số lượng ít nên chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, giá thành cũng đắt hơn. Để không bị mua nhầm thịt lợn nuôi theo kiểu công nghiệp, lão nông nhiều năm kinh nghiệm đưa ra mẹo nhỏ. Theo đó, để phân biệt được thịt lợn “sạch” và thịt lợn nuôi kiểu công nghiệp, bạn nên tập trung đánh giá chất lượng và màu sắc của thịt. |
|
1. Đánh giá chất lượng thịt. Lợn nuôi kiểu truyền thống, đặc biệt là giống lợn thuần chủng khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi cao. Khối thịt có lớp mỡ và lớp nạc dính chặt với nhau, lớp da dày. Do lợn thường được ăn ngũ cốc, cám gạo nên thời gian phát triển khá lâu, thậm chí 1-3 năm mới giết mổ. Thịt lợn nuôi theo cách này, chiên, luộc hay nướng đều có mùi thơm đặc trưng, rất hấp dẫn. |
|
Thịt lợn “sạch" thường không có mùi tanh, mỡ lợn dày 2-3cm, có mùi thơm, vị béo nhưng không ngấy. |
|
Trong khi đó, thịt lợn nuôi kiểu công nghiệp chu kỳ phát triển ngắn, lượng mỡ thường tích tụ ở những vị trí đặc biệt như dạ dày, nội tạng. Da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da còn xuất hiện đốm đỏ. Thịt có phần nạc gần sát với da, có nhiều cục nạc u lên, khi nấu dễ bị mất chất béo. |
|
2. Đánh giá màu sắc. Thịt lợn nuôi theo kiểu truyền thống chủ yếu ăn cám, ngũ cốc nên có màu đỏ tươi. Đặc biệt, những con có thời gian nuôi dài phần thịt nạc sẽ có màu đỏ, thịt mỡ có màu vàng nhạt. |
|
Lợn ở các trang trại ít vận động, tiêu thụ thức ăn công nghiệp, tăng trọng nên chu kỳ sinh trưởng sẽ rút ngắn. Thịt sẽ có màu hồng nhạt thay vì màu đỏ, phần mỡ có màu trắng. |
|
Lợn ở các trang trại ít vận động, tiêu thụ thức ăn công nghiệp, tăng trọng nên chu kỳ sinh trưởng sẽ rút ngắn. Thịt sẽ có màu hồng nhạt thay vì màu đỏ, phần mỡ có màu trắng. |
|
Lợn nuôi theo kiểu truyền thống thường rất chậm lớn, thịt của chúng sẽ săn chắc hơn, sờ vào có cảm giác bóng mỡ. Dùng tay ấn nhẹ, vùng bị móp sẽ liền lại ngay. Trong khi đó, lợn nuôi tại các trang trại lớn nhanh hơn nên thịt lỏng hơn, khi sờ vào không có cảm giác bóng mỡ. Dùng tay ấn, thịt phải mất thời gian mới có thể đàn hồi lại hình dạng ban đầu. |
|
Khi mua về, dùng dao cắt thịt lợn “sạch” có thể cảm nhận rõ thịt săn, khó thái. Khi chiên, thịt tiết ra rất nhiều dầu, dầu này có mùi thơm của thịt, không có cảm giác ngấy. Ngược lại, thịt lợn nuôi công nghiệp có thớ lỏng lẻo, ít mùi đặc trưng. Khi chế biến, thịt sẽ tiết ra ít mỡ, nhiều nước, mùi tanh. |
Định Tâm (Theo SH)