Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, một số người sẽ thường xuyên lo lắng, căng thẳng, buổi tối ngủ ít, ban ngày lại ngủ bù, dẫn đến sự trồi sụt không rõ ràng của đường huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Bác sĩ Quách Lập Tân, chủ nhiệm khoa nội tiết Bệnh viện Bắc Kích trong một cuộc họp về công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh toàn quốc đã chỉ ra rằng, căng thẳng có thể tác động đến hệ nội tiết, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ví dụ như chỉ cần bị tăng các hormone như cortisol, hormone tuyến giáp và catecholamine, tất cả đều có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
|
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Quách cũng chỉ ra rằng, ngủ nhiều vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm sẽ làm thay đổi nhịp tiết hormone hàng ngày trong cơ thể.
Thực tế, đây được xem là rối loạn giấc ngủ do thiếu ngủ, làm ảnh hưởng đến các hormone, tăng lượng đường trong cơ thể. Chính vì vậy, phải cố gắng suy nghĩ lạc quan, thoải mái, ăn uống đúng, đủ chất, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, mới có thể ổn định được đường huyết.
Về việc kiểm tra đo lường đường huyết, bác sĩ Quách cho biết, nếu như hiện tại chỉ số đường huyết tương đối ổn định, ở trong mức an toàn, nên dùng thuốc và tuân theo phác đồ điều trị trước kia.
Nếu chỉ số đường huyết có dấu hiệu thay đổi, khó kiểm soát, phải thực hiện một số điều chỉnh.
Những người bị hạ đường huyết nên theo dõi đường huyết của từ 2 đến 4 lần một tuần khi bụng đói hoặc hai giờ sau bữa ăn.
Nếu sử dụng insulin lâu dài, phải chú ý theo dõi đường huyết lúc đói để điều chỉnh lượng insulin.
Nếu bạn đang sử dụng insulin kết hợp, hãy điều chỉnh lượng insulin dựa trên chỉ số đường huyết trước khi ăn sáng và chỉ số đường huyết trước khi ăn tối. Xác định lượng thuốc dựa trên theo dõi chỉ số đường huyết.
Đối với người cao tuổi nói chung, những người bị bệnh tiểu đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ nên tăng vừa phải tần suất theo dõi chỉ số đường huyết, đảm bảo sức khỏe của mình trong thời kỳ bệnh dịch.
Những món ăn sáng đơn giản, tốt cho người bệnh tiểu đường