Các loài cây họ Cà và những điều vô cùng thú vị

Cà chua, khoai tây, ớt, thuốc lá, dã yên thảo... là những loài cây có vai trò rất khác nhau đối với đời sống con người. Chúng có điểm chung là đều thuộc họ Cà.
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi
Cà chua (Solanum lypopersicum) cao 2 mét, có nguồn gốc từ loài cà chua dại quả vàng nhỏ ở Peru và Ecuador. Loài cây họ Cà có tuổi thọ ngắn này được lại tạo thành vô số giống để thu hoạch quả làm thực phẩm.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-2
Cà pháo (Solanum macrocarpon) cao 1,5 mét, được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á và Đông Á. Cả quả và lá của loài cây một năm này đều có thể dùng làm thực phẩm. Kích cỡ, màu sắc và hình dạng quả của chúng thay đổi tùy theo giống.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-3
Cà tím (Solanum melongena) cao 1,5 mét, có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Quả cà tím là thực phẩm quan trọng với con người. Do quan hệ họ hàng gần với cà độc dược, đã có thời người ta tin rằng nó là một loại cây có độc tính.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-4
Ớt (Capsicum frutescens) cao 1,2 mét, là cây bản địa Nam Mỹ. Cho quả có vị cay dùng làm gia vị, chúng được phát triển nhiều giống khác nhau, trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-5
Ớt chuông (Capsicum annuum) cao 1,2 mét, là một giống ớt được lai tạo từ một loài ớt bản địa châu Mỹ có chung tổ tiên với ớt Capsicum frutescens. Quả ớt chuông có hình dạng và mùi vị khác rất nhiều so với ớt nguyên bản, được sử dụng như một loại rau.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-6
Thuốc lá (Nicotiana tabacum) cao 3 mét, có nguồn gốc Nam Mỹ. Đây là loài phổ biến hơn trong hai loài cây họ Cà được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá. Chúng chứa nicotin, một chất gây nghiện trong lá.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-7
Khoai tây (Solanum tuberosum) cao 1 mét, là cây bản địa Nam Mỹ. Từ cây tổ tiên, nhiều giống khoai tây đã được con người tạo ra, là cây hoa màu quan trọng của nền nông nghiệp. Củ khoai tây có lượng tinh bột dồi dào, nhưng sẽ ngả xanh và có độc dưới ánh sáng mặt trời.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-8
Cà độc dược (Datura metel) cao 1,5 mét, phân bố từ Nam Á đến Trung Quốc. Dù hầu hết các bộ phận của loài cây này có độc tố mạnh, đặc biệt là lá và hạt, chúng vẫn được sử dụng làm dược liệu trong một số nền y học truyền thống của khu vực.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-9
Thù lù hay tầm bóp, lu lu cái (Physalis angulata) cao 60 cm, được cho là có nguồn gốc châu Mỹ, nhưng đã du nhập vào các vụng nhiệt đới và cận nhiệt đới toàn cầu. Chúng có quả ăn được màu cam, được bọc trong các đài hoa giống như đèn lồng.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-10
Lu lu đực hay cà lù (Solanum nigrum) cao 90 cm, phân bố ở lục địa Á - Âu. Các bộ phận của loài cây này có độc, nhưng lá ngọn non nấu chín có thể dùng làm thực phẩm. Chúng thường bị nhầm lẫn với loài cây độc hơn nhiều là cà ngủ.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-11
Cà ngủ (Atropa belladonna) cao 1,5 mét, mọc trong rừng và bụi rậm ở châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Loài cây thân thảo lưu niên này chứa chất gây mê mạnh, có thể gây chết người. Quả cà ngủ mọc đơn lẻ chứ không tạo thành chùm như quả cà lù.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-12
Cà độc hoa đỏ Andes (Brugmansia sanguinea) cao 10 mét, có nguồn gốc từ miền Tây của Nam Mỹ. Dù lá và hoa có chất độc gây ảo giác, loài cây họ Cà này vẫn được trồng nhiều trong các khu vườn khắp thế giới do có những đóa hoa hình ống dài rực rỡ rủ xuống.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-13
Thiên tiền tử (Hyoscyamus niger) cao 80 cm, mọc trên đất bị xáo trộn, đặc biệt là nơi gia súc gặm cỏ, ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Chúng là loài cây độc chứa chất gây mê, có mùi khó chịu.
 
Cac loai cay ho Ca va nhung dieu vo cung thu vi-Hinh-14
Dã yên thảo (Petunia sp.) là chi thực vật gồm các loài cây cao khoảng 60 cm, cho hoa rực rỡ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Các giống dã yên thảo được trồng làm cảnh ở nhà vườn ngày nay là kết quả của việc lai tạo nhiều loài dã yên thảo với nhau.
 

Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.


T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN