Cà phê và hạt điều giảm số lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2019

Trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) về tình hình xuất khẩu trong 6 tháng năm 2019 cho thất xuất khẩu Cà phê và hạt Điều giảm xuống so với cùng kỳ 2018.
 

Theo Bộ NN-PTNT, xuất khẩu Cà phê tháng 6 năm 2019 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 943 nghìn tấn và 1,6 tỷ USD, giảm 9,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá Cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1.710 USD/tấn, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ Cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 13,2% và 9,8%.

Năm tháng đầu năm 2019, ngoại trừ thị trường Philippine có giá trị xuất khẩu Cà phê tăng (+26,6%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trên thị trường thế giới, trong tháng 6/2019, giá Cà phê thế giới biến động giảm.

Ca phe va hat dieu giam so luong xuat khau trong 6 thang dau nam 2019
Xuất khẩu cà phê trong 6 tháng năm 2019 giảm so với cùng kỳ 2018. 

So với tháng trước, giá Cà phê Robusta giao tháng 7/2019 thị trường London giảm 97 USD/tấn xuống còn 1.381 USD/tấn. Giá Cà phê giảm do thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực từ dư thừa nguồn cung toàn cầu.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá Cà phê Robusta giao tháng 7/2019 thị trường London diễn biến giảm với mức giảm 476 USD/tấn do nguồn cung Cà phê toàn cầu đang ở mức cao.

Thị trường Cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 5/2019, giá Cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 700 – 1.200 đ/kg xuống còn 32.000 – 33.200 đ/kg. Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá Cà phê trong nước giảm 500 – 800 đ/kg.

Dự báo, giá Cà phê thế giới và trong nước trong ngắn hạn sẽ giảm do dự báo thị trường Cà phê toàn cầu tiếp tục dư thừa nguồn cung.

Đối với hạt Điều, khối lượng xuất khẩu tháng 6 năm 2019 ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị 291 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt Điều 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 197 nghìn tấn và 1,5 tỷ USD, tăng 13,1% về khối lượng nhưng giảm 11,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Giá hạt Điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 7.759 USD/tấn, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo Bộ NN-PTNT, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu hạt Điều lớn nhất của Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 32,3%, 14,1% và 9,5% tổng giá trị xuất khẩu hạt Điều. Năm tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt Điều tăng mạnh là Bỉ (+81%), Đức (+25,3%), Tây Ban Nha (+20,2 và Úc (+18%).

Ca phe va hat dieu giam so luong xuat khau trong 6 thang dau nam 2019-Hinh-2
Trong 6 tháng 2019, xuất khẩu hạt Điều cùng giảm so với cùng 2018. 

Trên thị trường thế giới, giá hạt Điều Ấn Độ không biến động trong tháng qua. Chính phủ Ấn Độ nâng giá nhập khẩu tối thiểu đối với hạt Điều hiện nay là 680 Rupee/kg và đối với hạt Điều nguyên là 720 Rupee/kg. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạt Điều vẫn ổn định sau lễ Ramadan.

Trong tháng 6, giá Điều nguyên liệu diễn biến ảm đạm. Cụ thể, điều khô mua xô tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, từ mức 34.500 đồng/kg xuống 34.000 đồng/kg; tại Đồng Nai ổn định ở mức 46.000 đồng/kg.

Tính trong 6 tháng, giá nhân điều trong nước giảm khá mạnh tại Bình Phước, từ khoảng 46.000 – 47.000 đồng/kg vào tháng 1, xuống chỉ còn 34.000 đồng/kg vào cuối tháng 6. Mặc dù sản lượng điều nhân không lớn, song với lượng điều nhập khẩu cũng có thể đáp ứng nhu cầu trong nước càng ngày càng tăng.

Gia Bảo

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN