Bệnh nhân tiểu đường suýt nguy kịch do ăn rau thay cơm

Mắc tiểu đường, bà Ngô uống thuốc theo đơn bác sĩ kê. Để kiểm soát đường trong máu tốt hơn, bệnh nhân còn ăn rau thay cơm. Không ngờ thói quen này khiến bà suýt nguy kịch.
Bà Ngô năm nay 52 tuổi, chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cách đây 7 năm. Kể từ đó đến nay, bà duy trì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mong muốn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, bà Ngô còn triệt để ăn rau thay cơm.
Sau nửa năm tránh xa các loại lương thực chính, tình trạng sức khỏe của bà không tốt mà còn xấu hơn. Một lần, bà Ngô đang đứng thì ngất xỉu, được người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ kiểm tra và nhận thấy lượng đường trong máu của bà Ngô tăng đến mức báo động, chẩn đoán nhiễm toan ceton. Rất may, bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời nên không đe dọa tính mạng.
Sau khi bình phục, bà Ngô cảm thấy khó hiểu. Bản thân bà luôn tránh xa thực phẩm chính, tại sao lượng đường trong máu vẫn tăng vọt? Sau khi tìm hiểu thói quen ăn uống của bệnh nhân, bác sĩ cho rằng chính hành động triệt để loại bỏ thực phẩm chính như cơm trong thực đơn hàng ngày là căn nguyên vấn đề.
Benh nhan tieu duong suyt nguy kich do an rau thay com
 Ăn rau thay cơm không giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Ngược lại, nó có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Ảnh minh họa. 
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet Public Health, các nhà khoa học chỉ ra lượng carbohydrate nạp vào cơ thể có mối liên hệ với tuổi thọ mỗi người.
Theo đó, lượng carbohydrate <40% hoặc >70% tổng năng lượng tiêu thụ trong ngày có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong. Những người có lượng carbohydrate hàng ngày dao động 50-55% có nguy cơ tử vong thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc lương thực chính không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều. Chỉ ăn rau thay lương thực chính không giúp cơ thể tốt hơn. Ngược lại, nó khiến cơ thể đối diện với nhiều tình trạng sức khỏe dưới đây.
Mất cơ. Carbohydrate trong lương thực là chất chính để cung cấp năng lượng. Thiếu hụt carbohydrate thời gian dài sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ protein, dẫn đến khó xây dựng cơ bắp. Bỏ qua thực phẩm chính còn khiến cơ thể sử dụng protein để tạo năng lượng. Điều này càng khiến cơ thể mất đi lượng cơ nhiều hơn.
Hôi miệng. Cơ thể cần chất béo và protein để tạo năng lượng. Chế độ ăn thiếu carbohydrate sẽ khiến quá trình trao đổi chất có vấn đề, chất béo chuyển hóa không hoàn toàn sinh ra xeton làm hôi miệng.
Suy giảm trí nhớ. Ăn không đủ chất dễ khiến cơ thể không dung nạp đủ gluxit. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động tư duy của não bộ, dễ xảy ra các vấn đề như kém tập trung, thiếu linh hoạt, tư duy chậm chạp.
Gan nhiễm mỡ. Chế độ ăn không cân đối, chỉ ăn rau mà không có các loại thực phẩm chính dễ tạo gánh nặng cho gan, dẫn đến hiện tượng peroxy hóa lipid trong cơ thể. Tình trạng kéo dài làm tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
Nhiễm toan ceton. Mắc chứng tiểu đường, nhiều người không ăn thực phẩm thiết yếu với mong muốn kiểm soát lượng đường trong máu. Thực tế, hành động này rất phản khoa học. Không ăn thực phẩm thiết yếu thời gian dài dễ dẫn đến hạ đường huyết. Đồng thời, cơ thể có thể đối diện tình trạng nhiễm toan ceton với các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường.  

Nguồn video: TTV

Định Tâm (Theo ABLW)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN