-
Theo thông tin từ kênh Youtube này, một nhóm người đi rừng đã phát hiện ra cây sâm cau cổ thụ có chiều cao như một người trưởng thành. Loài cây này được xem như thượng phẩm của thiên nhiên được nhiều người săn lùng.
-
Sâm cau đỏ có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn, thuộc Bộ Măng Tây (Asparagales), Họ Tỏi Voi Lùn (Hypoxidaceae). Loại thảo dược này được tìm thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin và các nước Đông Dương.
-
Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20-30 cm, lá hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, to 2,5-3 cm, dài 20-40 cm, cuống lá dài khoảng 10 cm.
-
Thân rễ của sâm cau hình trụ dài, mọc thẳng, dạng cỏ to bằng ngón tay, có nhiều rễ phụ, vỏ ngoài thô màu nâu.
-
Sâm cau có hoa nhỏ màu vàng, 6 cánh, mọc ra từ thân rễ xen trong kẽ lá. Quả nang, hình thuôn dài, có kích thước khoảng 1,5 cm, mỗi quả có khoảng 1-4 hạt.
-
Loài cây này có đặc tính ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, chúng thường mọc ở nơi đất màu mỡ. Tại Việt Nam, sâm cau chủ yếu phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Sơn La tới Hòa Bình.
-
Bộ phận dùng làm thuốc của cây sâm cau là thân rễ, có tên dược liệu là tiêm mao. Phần rễ chính của cây có dạng củ, có các rễ con to bám quanh thân rễ chính, đây là bộ phận quý nhất của cây (rễ phình to dạng củ như củ sâm).
-
Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D), các chất Steroid có tác dụng tương tự như nội tiết tố nam testosteron.
-
Chính vì có tác dụng tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các loại dược liệu khác nên sâm cau được ví như "Viagra tự nhiên" tốt bậc nhất cho cánh mày râu.
-
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, hơi mặn, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng bổ thận, cường dương, ôn trung, chống ứ, mạnh gân cốt, ổn định chức năng tiêu hóa, kích thích ham muốn tình dục.
-
Nhờ đó, sâm cau có thể dùng để điều trị liệt dương, yếu sinh lý, suy nhược thần kinh, phong thấp, hen suyễn, lậu, tiêu chảy, nhức mởi xương khớp, loãng xương, suy nhược thần kinh, tử cung lạnh và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
-
Thực tế sâm cau có đến 3 loại là sâm cau đỏ (cây dưới đây), sâm cau đen và sâm cau trắng. Sâm cau có thể thu hoạch quanh năm nhưng có tác dụng tốt nhất là vào khoảng tháng 9-12 trong năm.
-