Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên chuyên khoa Y học Cổ truyền - ĐH Y Dược TP HCM, bệnh cảnh liệt VII ngoại biên hay liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ nửa bên mặt có thể liệt nữa mặt bên trái hoặc nữa mặt bên phải.
Ngoại nhân
Thường là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt.
Bất nội ngoại nhân
Do chấn thương ở vùng đầu mặt gây huyết ứ lại ở các lạc trên. Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của lạc mạch vùng đầu mặt bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên chứng nuy (yếu liệt), có thể kèm theo tê và đau (không thông thì đau).
Các thể bệnh chủ yếu
Phong hàn phạm kinh lạc
Thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do lạnh, liệt ½ mặt một bên kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh.
Hoàn cảnh khởi phát bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố thời tiết lạnh như sau khi gặp mưa, mùa lạnh…, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Pháp trị: khu phong, tán hàn, hoạt lạc; hoạt huyết, hành khí. Bài thuốc sử dụng: Ké đầu ngựa 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 8g, Bạch chỉ 8g, Kê huyết đằng 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 8g ,Trần bì 8g, Hương phụ 8g
Phong nhiệt phạm kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân viêm nhiễm, liệt ½ mặt một bên kèm theo người sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác.
Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).
Bài thuốc sử dụng: Kim ngân hoa 16g, Bồ công anh 16g, Thổ phục linh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g
Huyết ứ ở kinh lạc
Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân chấn thương hoặc khối choán chỗ, liệt ½ mặt một bên và luôn có kèm dấu đau, xuất hiện sau một chấn thương hoặc sau mổ vùng hàm mặt - xương chũm.
Pháp trị: hoạt huyết, hành khí. Bài thuốc sử dụng: Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 8g, Uất kim 8g, Chỉ xác 6g, Trần bì 6g, Hương phụ 6g.
Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng
Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc:
Có thể nói phần lớn những trường hợp liệt mặt ngoại biên chỉ cần áp dụng phương pháp trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, yoga khí công và tập luyện cơ bằng chủ động trợ giúp và tiến tới tập chủ động có đề kháng phục hồi vận đông cơ mặt là đạt kết quả.
Trong châm cứu, các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền chủ yếu sẽ sử dụng ôn châm vì đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh. Ôn châm cũng đồng thời được chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn). Nếu thuộc thể phong nhiệt phạm lạc mạch, kỹ thuật sử dụng là châm tả.
Xoa bóp - bấm huyệt rất phù hợp để điều trị liệt VII vì kích thích đến từng điểm, từng nhóm cơ trên vùng đầu - mặt - cổ mà dây VII chi phối.
Trước khi thực hiện điều trị người bệnh được bác sĩ khám trước và việc điều trị sẽ có trọng tâm và thứ tự ưu tiên cho việc hồi phục những điểm chưa hoàn thiện trên mặt bệnh nhân tùy theo mức độ nặng nhẹ (bị mắt nhắm không kín là chủ yếu hay méo miệng là chủ yếu ….).
Xoa bóp bấm huyệt được thực hiện một cách tỉ mỉ giúp điều chỉnh đến từng chi tiết và tạo độ hồi phục hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên, để đạt kết quả mĩ mãn nhất, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về việc tập luyện tại nhà thêm như:
Một số phương pháp khác như tập luyện cơ, người bệnh cố gắng thực hiện các động tác: nhắm hai mắt lại, mỉm cười, huýt sáo và thổi, ngậm chặt miệng, cười thấy răng và nhếch môi trên, nhăn trán và nhíu mày, hĩnh mũi, phát âm những âm dùng môi như b, p, u, i … giúp hoàn thiện nhóm cơ tối ưu nhất.
Liệt mặt trái khoảng một tuần nay - là nguyên nhân khiến bà xã Trấn Thành liên tục chia sẻ những dòng status buồn bã trong thời gian qua.
Đêm muộn 2/8, Hari Won bất ngờ chia sẻ ảnh chụp giấy khám bệnh cùng nửa khuôn mặt kèm dòng trạng thái tiết lộ tình trạng sức khoẻ của mình có vấn đề.
Hari Won chia sẻ: “Đây là lý do tôi buồn hơn 1 tuần nay. Từ một người đang khỏe bỗng một hôm trở thành bệnh nhân, không biết nguyên nhân mà đến nay cũng chưa hồi phục. Mọi người nên chú ý gìn giữ sức khỏe của mình. Tôi muốn cười lắm nhưng không cười được".