-
Cháo, súp. Nhiều người nghĩ cháo và súp dạng lỏng, dễ ăn, dễ tiêu nên thường xuyên chế biến làm món bồi bổ cho người già, trẻ nhỏ. Vậy nhưng ngày nào cũng ăn cháo không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
-
Chuyên gia giải thích, cháo và súp ở dạng lỏng nên nhiều người không nhai, nuốt thẳng vào dạ dày. Trong khi đó, động tác nhai rất quan trọng, có tác dụng kích thích tuyến nước bọt, nghiền nát, tiêu hóa sơ thức ăn trước khi vào bụng. Ăn không nhai khiến thức ăn vẫn ở dạng thô, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
-
Vì vậy, bạn không nên ăn cháo liên tục trong thời gian dài. Để tránh tác hại đến sức khỏe, bạn chỉ nên ăn 1 bữa cháo một ngày. Lưu ý, thành phần chính của cháo trắng là tinh bột hồ hóa và nước, không có các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể con người như protein, vitamin, chất xơ… Vì thế, bạn nên tận dụng thịt, rau củ hầm cùng cháo, tránh chỉ ăn cháo trắng.
-
Bánh quy soda. Nhiều người cho rằng lớp hồ hóa được tạo thành khi nướng tinh bột của bánh quy soda có thể trung hòa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Bánh quy soda chỉ thực sự tốt cho những người có quá nhiều axit trong dạ dày. Trong khi đó, chúng chứa lượng natri cao, ăn nhiều dễ tăng huyết áp, gây phù nề. Một số loại bánh quy cũng chứa nhiều chất béo, ăn vào không chỉ gây gánh nặng cho dạ dày mà còn gây dư thừa chất béo.
-
Để đảm bảo, bạn nên chú ý đến danh sách thành phần của bánh trước khi mua. Ưu tiên chọn loại có lượng natri và chất béo ít; tránh ăn bánh quy trong bữa ăn.
-
Ăn thuần chay. Nhiều người cho rằng rau củ có nguồn gốc thực vật dễ tiêu hóa, thích hợp cho những người có vấn đề về dạ dày. Vậy nhưng, ăn thuần chay thời gian dài không có lợi cho sức khỏe tổng thể.
-
Chuyên gia cho biết, thịt động vật giàu protein chất lượng cao, axit béo thiết yếu và khoáng chất hơn thực vật, có khả năng phục hồi niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, ăn chay lâu ngày khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Tốt hơn, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng thức ăn gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và trái cây.
-
Sữa. Một số người nghĩ rằng sữa có thể làm loãng axit dịch vị, tạo một lớp màng bảo vệ dạ dày. Thực tế, uống sữa nóng có thể làm giảm đầy hơi và tăng axit dịch vị. Vậy nhưng sữa có thể thúc đẩy tiết axit dạ dày, mạnh hơn trung hòa axit dịch vị.
-
Để nhận lợi ích từ việc uống sữa, người đang điều trị bằng thuốc kháng axit nên uống ít sữa. Không uống sữa khi có vấn đề về dạ dày. Nếu không, bệnh nhân rất dễ đối diện với tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
-
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec