|
Hiện các vấn đề tim mạch được đánh giá là nguyên nhân số 1 đe dọa sức khỏe con người. Việc tiêu thụ lượng lớn chất béo, đường và muối là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ đối diện với căn bệnh này. |
|
Vậy nhưng, chuyên gia tiết lộ chất béo chuyển hóa gây hại sức khỏe mạch máu cao hơn nhiều so với đường và muối. Theo ước tính của WHO, hơn 500.000 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm có liên quan đến chất béo chuyển hóa. |
|
Được biết, chất béo chuyển hóa hay còn gọi là axit béo chuyển hóa. Nó được chia làm hai loại là chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo. |
|
Chất béo chuyển hóa tự nhiên có một lượng nhỏ trong thịt bò, cừu, sữa và các sản phẩm của chúng. Ăn uống hợp lý, chúng không gây hại sức khỏe. |
|
Ngược lại, chất béo chuyển hóa nhân tạo là dầu thực vật được hydro hóa một phần. Các loại bánh quy, socola, bánh lòng đỏ trứng, kem, bánh ngọt... chứa nhiều dầu mỡ, vị ngọt, mềm mại đều có khả năng chứa chất này. |
|
Chất béo chuyển hóa có ưu điểm là tạo vị giòn, dễ bảo quản nên được sử dụng một cách rộng rãi trong các thực phẩm đóng gói, thực phẩm chiên rán trong nhà hàng. |
|
Nếu như chất béo thông thường (chất béo cis) được chuyển hóa trong cơ thể khoảng 7 ngày thì chất béo chuyển hóa được phải mất tới 51 ngày để chuyển hóa hoàn toàn. |
|
Sau khi tính toán sâu hơn, các nhà nghiên cứu còn phát hiện, ăn nhiều chất béo có thể gây béo phì. Vậy nhưng, ăn cùng 1 lượng chất béo chuyển hóa có thể tăng nguy cơ béo phì gấp 7 lần so với chất béo bão hòa. Nói cách khác dễ hiểu hơn, chất béo chuyển hóa rất dễ gây tăng cân. Ăn 1 thìa chất béo chuyển hóa bằng 7 thìa chất béo thông thường. |
|
Ngoài nguy cơ béo phì, chất béo chuyển hóa còn tăng khả năng mắc bệnh tim. Khi đi vào cơ thể, axit béo chuyển hóa làm tăng LDL (một loại cholesterol có hại) và giảm HDL (một loại cholesterol tốt). Đáng nói, LDL là “thủ phạm” của các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
|
|
Chất béo chuyển hóa cũng làm suy giảm trí nhớ và tăng tỷ lệ mắc Aizheimer ở tuổi già. Hiệp hội Tim mạch Mỹ từng tiến hành một cuộc khảo sát 1.000 nam giới khỏe mạnh dưới 45 tuổi. Kết quả cho thấy, những người ăn lượng lớn chất béo chuyển hóa có khả năng nhớ từ thấp nhất. |
|
Từ kết quả nghiên cứu có được, Tiến sĩ Beatrice Golomb thuộc Đại học California San Diego so sánh: “Chất béo chuyển hóa thực sự giúp kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Đáng buồn thay, nó lại khiến tuổi thọ, sức khỏe con người bị rút ngắn”. |
|
Đặc biệt, các trường hợp béo phì do hấp thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa có mỡ nội tạng tăng rất nhanh. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mắc tiểu đường. |
|
Nguy hiểm nhất, tác hại của chất béo chuyển hóa là làm giảm sự bài tiết nội tiết tố nam và làm gián đoạn quá trình sản xuất tinh trùng trong cơ thể. Thai nhi có thể hấp thụ axit béo chuyển hóa qua nhau thai và trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Điều này ảnh hưởng đến việc hấp thụ axit béo thiết yếu. |
|
Nếu dùng lâu dài, axit béo chuyển hóa cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống thần kinh trung ương của thanh thiếu niên và ức chế sự tổng hợp của prostaglandin. |
|
Để tốt cho cơ thể, lý tưởng nhất là không sử dụng chất béo chuyển hóa. Dù vậy, con số này khó có thể đạt được. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mỗi ngày người trưởng thành không nên nạp lượng chất béo chuyển hóa nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Ảnh: Internet |
Mời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv