Ai được quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn?
Năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho hoàng hậu hoặc hoàng quý phi làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
-
Theo sách “Đại Nam Hội điển sự lệ”, năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho vợ cả (hoàng hậu hoặc hoàng quý phi) làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định.
-
Ít người biết, bắt đầu từ thời Minh Mạng, triều Nguyễn chia cung tần mỹ nữ thành 9 bậc, gồm: Nhất giai phi, Nhị giai phi, Tam giai nhân, Tứ giai nhân, Ngũ tiếp dư, Lục tiếp dư, Thất giai quý nhân, Bát giai mỹ nhân, Cửu giai tài nhân.
-
Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, đa số cung tần, mỹ nữ trong hoàng cung triều Nguyễn là người Nam Bộ. Họ phần lớn là con quan đại thần được tiến cung. Viên quan nào có phẩm trật cao, con gái vào cung sẽ được ban phẩm trật cao và ngược lại.
-
Hoàng quý phi là người đứng đầu các bà phi, tức vợ chính của vua, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Hoàng quý phi ở cung Khôn Thái, những bà phi khác ở điện Trịnh Minh. Các bà Tân ở viện Đoan Huy. Những bà Tiếp dư ở viện Thuận Huy. Các bà khác ở điện Đoan Trang, Đoan Hòa, Đoàn Thuận, Đoan Tường.
-
Trong số bà hoàng triều Nguyễn, Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan từng được ban nhiều đặc quyền đặc lợi nhất. Bà được giữ lại đạo Công giáo sau khi lấy Bảo Đại, được phong làm hoàng hậu ngay sau lễ cưới, mặc áo vàng - màu vốn chỉ dành cho hoàng đế.
-
Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, trong số hàng trăm bà hoàng triều Nguyễn, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm Thị Hằng (Đức Từ Dụ) được kính trọng nhất.
-
Thị xã Gò Công của tỉnh Tiền Giang là vùng đất có nhiều hoàng hậu nhất ở miền Tây. Đây chính là quê hương của Nghi Thiên Chương hoàng hậu (hoàng thái hậu Từ Dũ) và Nam Phương hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile