ABBank mời chủ tài khoản gặp làm việc sau vụ tài khoản 'nhảy múa'

Sau khi tài khoản liên tục bị nhảy múa, ông Phúc cho biết phía Ngân hàng ABBank đã mời tới điểm giao dịch để trao đổi các thông tin.
 
Mới đây, dẫn nguồn từ Tuổi trẻ, ông Phan Xuân Phúc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết trong ngày phía Ngân hàng An Bình (ABBank) đã mời ông tới điểm giao dịch tại Đà Nẵng để trao đổi các thông tin liên quan đến việc tài khoản "nhảy múa".
Ông Phúc cho biết, ngay sau khi báo với ngân hàng về vụ việc trên, phía ngân hàng đã nhiều lần liên hệ và bày tỏ cầu thị, muốn được trao đổi để làm rõ thêm một số thông tin. Do đó, ông Phúc sẽ làm việc với ABBank trong ngày 1/7 tới.
ABBank moi chu tai khoan gap lam viec sau vu tai khoan 'nhay mua'
 Các giao dịch trong tài khoản ABBank mà từ lâu ông Phúc không sử dụng.
Phía Ngân hàng ABBank cho rằng có một số thông tin chưa thật sự rõ ràng nên cần trao đổi thêm với khách hàng. Sau đó sẽ có thông tin đầy đủ, chính thức.
Trước đó, tài khoản Ngân hàng ABBank của ông Phan Xuân Phúc được mở từ lâu. Nhưng do nhiều bất tiện trong công việc nên gần đây tài khoản này không được sử dụng. Ông Phúc cũng không nhớ mật khẩu, không thao tác hay có giao dịch nào, theo ghi nhận và phản ánh của báo Tuổi trẻ.
Ngày 24/6 vừa qua, ông đang ngủ thì nhận được điện thoại của người tự nhận là nhân viên ABBank đề nghị hồi chuyển số tiền 5 triệu đồng mà một khách hàng tại Hà Nội đã gửi nhầm.
Được biết, ông Phúc bối rối vì không nhớ mật khẩu, không biết tiền được chuyển vào tài khoản của mình. Khi đề nghị gửi bảng sao kê, ông Phúc thấy có biến động số dư. Một người tên H.T.N. đã chuyển 5 triệu đồng vào tài khoản ông.
Nhưng cũng trong ngày, ông Phúc nói dù mình không thao tác gì thì tài khoản vẫn tự động "nhảy múa". Có nhiều lượt chuyển tiền ra ngoài với nội dung thanh toán card thẻ điện thoại. Khó hiểu hơn, số điện thoại được nhận nạp tiền lại chính là số cá nhân mà ông Phúc đang dùng.
Tuy nhiên dù trong tài khoản ngân hàng có phát sinh giao dịch thanh toán thẻ, nhưng điện thoại ông Phúc lại không được cộng tiền.
ABBank moi chu tai khoan gap lam viec sau vu tai khoan 'nhay mua'-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây, các ngân hàng đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa chiếm quyền điều khiển điện thoại đang nở rộ; đồng thời, khuyến nghị khách hàng không nhấn vào các liên kết gửi qua tin nhắn và mạng xã hội từ nguồn tin chưa xác thực, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc, không nhập tài khoản đăng nhập, mật khẩu và mã xác thực vào các website lạ.
Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) lưu ý, nếu nghi ngờ thiết bị đã bị nhiễm mã độc, khách hàng nên ngắt kết nối wifi, dữ liệu di động trên thiết bị.
Liên hệ ngay tới các kênh của ngân hàng để khóa các dịch vụ; đồng thời, tới cửa hàng dịch vụ điện thoại uy tín để đưa điện thoại về chế độ cài đặt gốc. Ngân hàng cũng chỉ ra nhiều dấu hiệu cảnh báo điện thoại bị chiếm quyền điều khiển như: máy mau hết pin và chạy chậm, xuất hiện ứng dụng lạ trên điện thoại.
Theo khuyến cáo từ Ngân hàng Quốc tế (VIB), các thông tin cá nhân bao gồm: căn cước công dân, số tài khoản, tên đăng nhập, mật khẩu mobile banking hoặc internet banking, mã OTP, số thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ… chỉ được sử dụng khi giao dịch tại chi nhánh/ATM ngân hàng hoặc trên ứng dụng online chính thức của ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cho người lạ, bao gồm cả nhân viên ngân hàng và không giao dịch trên các trang web/ứng dụng nghi vấn.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN