|
Lẩu là món ăn cực nhiều người thích, thế nhưng nếu ăn lẩu không đúng cách, bạn có thể làm tổn thương thực quản và tăng nguy cơ ung thư. Nhiều lương y trên thế giới cũng đã khuyến cáo không nên ăn lẩu quá thường xuyên. (Ảnh minh họa) |
|
Mới đây, bác sĩ chuyên khoa thận Hồng Vĩnh Tường, người Trung Quốc, đã chia sẻ trên chương trình "Sống lâu sống khỏe" về trường hợp một bệnh nhân 65 tuổi thích ăn lẩu, gà rán dầu mè, sườn heo hầm… Ông cũng nhấn mạnh rằng bệnh nhân này luôn đòi hỏi phải ăn mọi thứ lúc còn đang nóng. Khi thấy cân nặng giảm bất thường, tới 10kg trong thời gian ngắn, bệnh nhân đi khám. |
|
Cảm thấy không ổn, bác sĩ Hồng yêu cầu nội soi để kiểm tra, cuối cùng phát hiện bệnh nhân mắc chứng ung thư thực quản. Theo bác sĩ Hồng, ông cũng tiếp nhận nhiều trường hợp ung thư liên quan đến ăn lẩu. |
|
Qua đó, bác sĩ Hồng cũng chỉ ra, 7 nguy cơ ung thư tiềm ẩn khi ăn lẩu, mọi người cần chú ý hơn để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. |
|
1. Ăn lẩu quá nóng: Cẩn thận có thể gây bỏng thực quản vùng miệng và tăng nguy cơ ung thư. |
|
2. Nước lẩu quá đặc sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận và gây bệnh gút, đặc biệt trong nước lẩu có nhiều gopurin nên phải uống nhiều nước để chuyển hóa. |
|
3. Nhiều người không thích ăn thịt quá chín, nhưng thịt chưa chín kỹ có thể bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt thịt lợn phải được nấu chín trước khi ăn. |
|
4. Sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu các nguyên liệu trong lẩu được đun sôi liên tục. Nếu kết hợp với amin của thực phẩm, nó sẽ trở thành nitrosamine gây ung thư. |
|
5. Ăn lẩu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây gánh nặng cho cơ thể, tốt nhất nên ăn xong bữa lẩu trong vòng 2 tiếng. |
|
6. Ăn trứng sống với nước sốt rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và gây bệnh, chẳng hạn như Salmonella. |
|
7. Ăn lẩu trong không gian thông gió kém dễ dẫn đến ngộ độc khí carbon monoxide và nhiễm vi khuẩn, tuyệt đối không nên dùng than để ăn lẩu trong nhà. |