7 món hàng này đắt đến vô lý nhưng nhiều người vẫn mua hàng ngày
Bỏng ngô trong rạp chiếu phim, nước lọc trong các nhà hàng, đồ uống tại sân bay…được đánh giá là đắt hơn quá nhiều so với giá trị thực.
Hoàng Minh (theo Brightside)
-
Theo một nghiên cứu, hành khách phải trả nhiều hơn 200 - 300% so với giá thông thường cho các loại đồ uống, bánh kẹo... tại sân bay. Thậm chí, nếu mua một tách trà trên máy bay, giá có thể chênh tới cả nghìn lần.
-
Các rạp chiếu phim thường không kiếm được tiền từ các bộ phim, bởi phần lớn lợi nhuận thuộc về nhà sản xuất. Do đó, để kiếm được tiền, rạp chiếu phim buộc phải tăng giá các sản phẩm như bỏng ngô, nước uống, khoai tây chiên..
-
Giá thịt trong siêu thị thường bao gồm lương nhân viên chế biến sản phẩm trước khi bán. Nó cũng gồm cả chi phí rủi ro vì hạn sử dụng của thịt trên kệ bán không lâu.
-
Chi phí cho sách giấy không quá cao như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, sách giấy luôn đắt hơn sách online.
-
Lý do là bạn vừa phải trả tiền cho tác giả của cuốn sách, mà phần lớn nhất thuộc về nhà xuất bản - đơn vị đã đầu tư tiền cho việc mua bản quyền, chỉnh sửa, dịch, quảng bá trên thị trường.
-
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp, không có sự khác biệt cơ bản trong việc cắt tóc nam và nữ, tức là chi phí có thể tương đương nhau.
-
Thế nhưng, dịch vụ làm tóc nữ luôn đắt đỏ so với dịch vụ làm tóc nam rất nhiều.
-
Không chỉ rượu, nước lọc cũng là cơ hội kiếm tiền của các nhà hàng, khách sạn. Thực tế, nước lọc trong nhà hàng thường đắp gấp 3 lần thông thường.
-
Theo khảo sát, phần lớn các loại đệm đắt tiền có giá trị không xứng đáng với số tiền khách hàng bỏ ra mua. Cửa hàng thường thêm ít nhất 50% vào mức giá.
-
Các nhà kinh tế từng chỉ ra rằng đệm là một mặt hàng có nhiều lợi nhuận hơn nhiều so với thực phẩm, quần áo...
-
Video: Thịt lợn quá đắt đỏ, nhà hàng xin tăng giá. Nguồn: Vietnamnet.
Hoàng Minh (theo Brightside)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile