6 căn bệnh gây khô miệng lúc nửa đêm

Theo các chuyên gia, có 6 căn bệnh hay nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng lúc nửa đêm, hãy chú ý điều trị kịp thời.
Nhiều người luôn cảm thấy khô miệng khi đi ngủ vào ban đêm, thậm chí có người còn cảm thấy khát nước, thậm chí uống nước cũng không thuyên giảm triệu chứng.
Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì bạn cần hết sức lưu ý, có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, có 6 căn bệnh hay nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng lúc nửa đêm, hãy chú ý điều trị kịp thời.
1. Cường giáp
Một khi một người bị cường giáp, nồng độ thyroxine của họ sẽ tăng cao, có thể gây hưng phấn giao cảm bất thường khi ngủ. Một khi cơ thể con người bị thần kinh giao cảm hưng phấn bất thường sẽ dẫn đến quá trình trao đổi chất tăng tốc.
Lúc này, lượng oxy tiêu thụ của cơ thể người bệnh cũng sẽ tăng lên, điều này khiến cơ thể sinh ra nhiều nhiệt hơn. Khi cơ thể con người tản nhiệt, cần nhiều nước sẽ gây ra tình trạng tiêu hao và mất nước nhiều hơn, sẽ cảm thấy khát nước bất thường.
6 can benh gay kho mieng luc nua dem
Ảnh minh họa.  
2. Bệnh tiểu đường
Do chức năng tiểu đảo không đủ hoặc do đề kháng insulin, bệnh nhân đái tháo đường ở trong tình trạng nhiều đường thời gian dài, dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu thành mạch, kích thích trung tâm tiêu khát của não, khiến cơ thể có cảm giác khát.
Đồng thời, do đường huyết cao nên sẽ tạo ra hiện tượng lợi tiểu thẩm thấu của một lượng lớn nước tiểu, dẫn đến thiếu nước trong cơ thể, khiến người bệnh khát nước hơn và uống nhiều hơn.
Nhưng cơn khát này khác với cơn khát bình thường, thường kéo dài và không thể giải tỏa ngay sau khi uống nước. Do đó, nếu khát lâu mà không thể giải tỏa cơn khát bằng cách uống nước, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm dung nạp glucose nhằm loại trừ khả năng mắc bệnh tiểu đường và giúp chúng ta duy trì sức khỏe tốt hơn.
3. Mất nước
Nước bọt dao động ngày đêm và ít hơn vào ban đêm, vì vậy cổ họng bị khô khi thức dậy vào buổi sáng là điều bình thường. Nếu bạn đã quen thở bằng miệng khi ngủ, hoặc nếu môi trường tương đối khô, cổ họng của chúng ta có thể bị khô, mặc dù không mất nước hoàn toàn.
Thế nhưng, nếu cơ thể mất nước, ngoài khô miệng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như nhức đầu hoặc khát nước. Tình trạng mất nước nhẹ nói chung không phải là vấn đề đáng lo ngại, miễn là bạn cần bổ sung đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
4. Các bệnh về gan mật
Bệnh gan mật cũng có thể khiến người bệnh có triệu chứng khô miệng thường xuyên và triệu chứng đắng miệng rõ rệt, không thể thuyên giảm dù có uống bao nhiêu nước đi chăng nữa. Nếu cơ thể có những tình trạng vàng da, khô da, hay khô miệng về đêm thì đây chính là tín hiệu cảnh báo do gan và túi mật gửi đến.
5. Hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn viêm mãn tính đặc trưng bởi giảm tiết tuyến nước bọt. Nó gây ra bệnh về tuyến nước bọt, thiếu hụt mucin nước bọt và giảm tiết nước bọt. Do đó, các triệu chứng chính của bệnh này là khô miệng và khô lưỡi.
Vì vậy, nếu miệng khô về đêm, niêm mạc miệng, răng và lưỡi bị dính, bạn cần uống nước thường xuyên khi nói hoặc ăn một số thức ăn khô cũng có nghĩa là hội chứng Sjögren của bạn nghiêm trọng hơn. Đây chỉ là tác động của hội chứng Sjögren lên khoang miệng nên cần phải quan tâm và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để kịp thời kiểm soát, làm chậm tổn thương mô, cơ quan và nhiễm trùng thứ phát.
6. Vấn đề về thân nhiệt
Miệng luôn bị khô cũng liên quan đến các vấn đề về thân nhiệt. Ví dụ, nếu cơ thể trở nên nóng sốt hoặc cảm thì sẽ thiếu nước, tự nhiên sẽ dẫn đến khô miệng.
Nếu miệng của bạn bị khô và cơ thể của bạn cảm thấy nóng, đây có thể là dấu hiệu báo trước của một cơn sốt. Lúc này, nên hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách làm mát vật lý, uống thêm nước sau đó điều trị theo các triệu chứng.
Kết luận, khô miệng vào ban đêm có thể không phải là một vấn đề sinh lý, nó có thể là một thay đổi bệnh lý ở một bộ phận nào đó trên cơ thể. Nếu bạn bị khô miệng thường xuyên và uống nước không đỡ khát thì nên đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Mời quý độc giả xem thêm video: Hàng loạt quốc gia khẩn trương điều tra bệnh "viêm gan" bí ẩn ở trẻ em. Nguồn video: THDT. 

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN