5.000 nhân viên Trung Nguyên viết đơn tố cáo bà Lê Hoàng Diệp Thảo phá hoại

Tập đoàn Trung Nguyên trong đơn tố cáo đã khẳng định bà Lê Hoàng Diệp Thảo vu khống, bịa đặt các thông tin sai sự thật nhằm chiếm đoạt công ty.

Trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18/11, cả bà Lê Hoàng Diệp Thảo lẫn Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều có những động thái khác nhau để tranh thủ sự đồng tình của dư luận. Không hẹn mà gặp, cả hai đều gửi lời ‘cầu cứu’, phía bà Thảo là cho chính cá nhân và con cái của bà, còn phía Trung Nguyên là cho 5.000 nhân viên của công ty.

Theo đó, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đã có đơn cầu cứu với nội dung "giúp đỡ chúng tôi (Trung Nguyên) trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật", cài đặt sẵn ngay cổng vào website tiếng Việt của doanh nghiệp này.

Nội dung chính của đơn:

Thương hiệu Trung Nguyên được ông Đặng Lê Nguyên Vũ và cha mẹ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước góp vốn thành lập vào ngày 15/08/1996. Toàn bộ số vốn khởi nghiệp của Trung Nguyên là của ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước do phải bán toàn bộ gia sản là 2 căn nhà và các mẫu ruộng để cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp, lập "Hãng cà phê Trung Nguyên".

Hơn hai năm sau khi khởi nghiệp, năm 1998, ông Vũ kết hơn với bà Thảo. Dó đó, bà Thảo không phải là người sáng lập Trung Nguyên. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người có góp công sức vào sự phát triển của thương hiệu Trung Nguyên. Những gì bà Thảo được hưởng là do sự rộng lượng, không tính toán của cha mẹ ông Vũ vì tất cả là của cha mẹ ông Vũ, nhưng cha mẹ ông Vũ đã để lại cho con trai và con dâu được hưởng nhiều nhất.

5.000 nhan vien Trung Nguyen viet don to cao ba Le Hoang Diep Thao pha hoai
Đơn cầu cứu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên .

Ngày 17/11/2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã nộp đơn xin ly hôn yêu cầu phân chia tài sản với ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Tòa án nhân dân TP. HCM. Từ đó đến nay, bà Thảo đã liên tục có phát sinh tranh chấp 19 vụ kiện tụng, yêu cầu Tòa án áp dụng 12 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nhà sáng lập – Chủ tịch – Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ và ác công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, liên quan đến quyền quản lý – điều hành Tập đoàn.

Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi hợp pháp của người lao động. Nghiêm trọng hơn, bà Thảo đã liên tục có những đơn vu cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. HCM, Cơ quan CSĐT Bình Dương với nội dung bịa đặt thông tin sai sự thật về việc ông Vũ mất năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, bà Thảo còn vu cáo và khủng bố tinh thần đối với một số lãnh đạo chủ chốt, các cấp quản lý và người lao động của Tập đoàn Trung Nguyên về việc cho rằng những người này đã thao túng, lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản của Trung Nguyên, vu cáo người lao động và Công ty Trung Nguyên làm giả hồ sơ, tài liệu.

Với hàng loạt các hành vi mang tính chất vu cáo, phá hoại ngày càng leo thang khốc liệt; hàng loạt các thủ đoạn thâm độc, bịa đặt thông tin sai sự thật của bà Thảo nhằm mục đích chiếm đoạt bằng được Tập đoàn Trung Nguyên, thông qua việc tìm mọi cách tranh đoạt, phá nát, làm tê liệt toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn.

Phần sau của lá đơn kêu cứu ghi:

Thời gian qua, Ban chấp hành công đoàn cơ sở - Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đã nhận được rất nhiều đơn thu khiếu nại từ người lao động về việc đề nghị Ban chấp hành công đoàn xem xét, hỗ trợ giúp đỡ người lao động có thể an tâm làm việc, tạo môi trường làm việc thuận lợi, giúp bảo vệ uy tín, danh dự vào nhân phẩm của người lao động trước những tin tức bôi nhọ, xúc phạm được đăng tài trên các báo chí – truyền thông từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Các nội dung vu cáo, bịa đặt thông tin sai sự thật nói trên của bà Thảo đã được Cơ quan Công an có thẩm quyền bác bỏ: cụ thể, qua quá trình xác minh, điều tra bà Thảo đã tự nguyện rút đơn tố cáo tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công An TP. HCM với lý do bà Thảo không cung cấp được chứng cứ chứng minh tội phạm. Đến ngày 24/5/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an cũng đã có văn bản kết luận nội dung tố cáo của bà Thảo bản chất là tranh chấp dân sự về quyền điều hành, quyền sở hữu tài sản tại Trung Nguyên, trong nội bộ gia đình.

Bất chấp các văn bản kết luận điều tra của Bộ Công an, cơ quan Công an có thẩm quyền nêu trên, bà Thảo vẫn có tình bịa đặt thông tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự - uy tín của Tập đoàn Trung Nguyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người lao động.

Vì các lẽ trên

Với tư cách đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở - Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên kính đề nghị Quý cơ quan có thẩm quyền quan tâm xem xét – bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động, bảo vệ uy tín và thương hiệu Trung Nguyên, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với hành vi vu cáo bịa đặt thông tin sai sự thật, phá hoại tổ chức của bà Thảo. Qua đó, giúp cho người lao động có thể an tâm làm việc, tránh gây ra những tâm lý bất ổn không cần thiết, tránh làm xáo trộn hoạt động kinh doanh sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên do những hành vi bất chính mà bà Thảo đã gây ra trong suốt thời gian qua.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn rút đơn ly hôn?

5.000 nhan vien Trung Nguyen viet don to cao ba Le Hoang Diep Thao pha hoai-Hinh-2
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (trái), vợ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ chính thức cầu cứu truyền thông vào cuộc. Ảnh: Dân việt. 

Về phía bà Lê Hoàng Diệp Thảo không “bằng lòng” với phán quyết của tòa án vào ngày 27/3 vừa qua. Bà Thảo cho rằng, bản án "quá bất công" với mẹ con bà và quyết định kháng cáo toàn bộ bản án.

Cụ thể, bà Thảo cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Tại phiên tòa, bà đã quyết định rút đơn ly hôn. Bà cho rằng đáng lẽ tòa phải đình chỉ vụ án để gia đình bà được đoàn tụ nhưng tòa vẫn xử ly hôn.

Đồng thời, bà Thảo cũng không đồng ý việc HĐXX sơ thẩm đã "tước đoạt" đi tài sản của bà, tước bỏ quyền của một cổ đông có tỉ lệ cổ phần lớn trong Tập đoàn Trung Nguyên. Ngoài ra, bà cũng không đồng tình việc cấp sơ thẩm đứng ra giải quyết yêu cầu chia khoản tiền hơn 1.764 tỉ đồng.

Trong một diễn biến mới nhất, tại buổi gặp báo giới trước phiên xét xử (18/11), cũng như trên Fanpage chính thức của mình, bà Diệp Thảo đã phủ nhận tất cả những tố cáo nói trên của Trung Nguyên.

Bà Thảo cho biết, nếu không có những đồng vốn của bà đưa cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong 3 thời điểm ngặt nghèo nhất, thì không bao giờ tồn tại Trung Nguyên trên cõi đời này để mà những kẻ tham lam vô độ hùa vào cướp trắng.

Lần thứ 1 là tại thời điểm mới lập nghiệp, 1996 người chú nuôi cho thuê căn nhà gỗ ọp ẹp để làm hãng cà phê Trung Nguyên với giá 1 triệu đồng. Đột nhiên, người này đã đòi lại vốn và đòi lại nhà. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải đưa tiền cho ông Vũ.

Lần thứ 2, khi còn là 1 sinh viên nghèo vào Sài Gòn để tìm người đỡ đầu, ông Vũ đã bị 1 người chú họ rất giàu có nhưng không những không giúp, không cưu mang mà còn đuổi ra đường. Điều đáng nói, ông này không góp một đồng vốn nào nhưng lại yêu cầu rút vốn.

Khi ấy, ông Vũ không có mà đưa thì bị người chú họ lấy hết nguyên liệu làm cà phê, khiến việc kinh doanh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ bị điêu đứng. Lần này bà Thảo cũng đã phải đưa tiền vốn của mình cho ông Vũ vực lại kinh doanh.

Lần thứ 3, thời điểm ông Vũ thất bại khi lập nghiệp tại Long Xuyên. Bà Thảo phải bỏ việc của mình đang làm ở bưu điện để đồng ý kết hôn cùng ông Vũ và góp vốn từng bước điều hành Trung Nguyên, trực tiếp thay đổi toàn bộ cục diện kinh doanh của Trung Nguyên.

Cũng tại buổi gặp mặt “cầu cứu” báo chí, bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, hiện có khoảng 5 nhóm lợi ích đang thao túng Trung Nguyên.

"Tôi có gửi đơn và hồ sơ lên Bộ Công an về việc này. Đành rằng hôn nhân là chuyện dân sự, nhưng việc Trung Nguyên bị rút ruột hơn một nghìn tỷ đồng thì không còn là chuyện dân sự nữa. Nhóm thao túng làm nhiều cách, thay người, thay nhân sự, thông qua các nhà cung cấp của công ty, chia giá ra... tìm mọi cách để rút ruột Trung Nguyên. Chỉ nguyên việc tính riêng một nhà máy ở Bình Dương, số tiền thiệt hại cho đến nay lên tới 4.000 tỷ đồng", bà Thảo nói.

Nêu lý do nộp đơn ly hôn với ông Vũ, bà Thảo cho biết là do từ sau 49 ngày nhịn ăn trên núi của ông Vũ bà không được gặp ông. Cụ thể, 6 năm bà không được gặp chồng và 4 đứa con không được gặp cha. Bà Thảo cho biết, thời điểm đó bà nghe chuyện chuyển tài sản của ông Vũ cho người khác trong dòng họ Đặng.

"Nếu là một người vợ thì mọi người sẽ cảm thấy thế nào khi 6 năm chồng sống ở trên núi và vợ không được gặp chồng, con không được gặp cha. Mẹ con tôi bị đẩy hoàn toàn ra khỏi công ty. Tôi cực chẳng đã nộp đơn ly hôn để được gặp chồng và ngăn chặn nhóm thao túng muốn cướp tài sản, cướp công ty Trung Nguyên", bà Thảo nói.

Trước khi kết thúc buổi chia sẻ, bà Thảo cho biết muốn rút đơn ly hôn vì muốn bảo vệ và chăm sóc, chữa bệnh cho ông Vũ.

Hoàng Phúc (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN