5 loài rắc cực độc, hay bò vào nhà cắn người ở Việt Nam 20:35 07/08/2021 (GMT+7) "Anh em" cạp nong- cạp nia, lục đuôi đỏ, hổ mang chúa, hổ mang đất, chàm quạp... là những loài rắn cực độc có "nụ hôn" tử thần, bò vào nhà cắn người, sinh sống phổ biến tại Việt Nam. Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris): Chúng đứng đầu trong danh sách rắn độc có "nụ hôn" tử thần. Đây là loài duy nhất đẻ con (các loài khác đẻ và ấp trứng). Rắn con ngay khi sinh ra từ bụng mẹ đã rất khỏe mạnh và bản năng hung dữ... Nọc độc của rắn có thể gây tử vong. Rắn lục đuôi đỏ vốn sống chủ yếu trong rừng, hiện xuất hiện rất nhiều tại khu dân cư. Nguyên nhân có thể là do rừng bị chặt phá, mất môi trường sống nên di chuyển vào hang hốc, bụi cây gần khu dân cư từ đó bò vào nhà dân gây bao nỗi ám ảnh. Rắn chàm quạp (Trimeresurus mucrosquamatus): Màu da của loài rắn độc này lẫn vào với lá khô, cây khô nên cực khó phát hiện. Chúng tấn công con mồi với tốc độ cực kỳ nhanh và bất ngờ. Nọc độc của chúng có thể gây hôn mê, tử vong cho nạn nhân. Môi trường sống của rắn chàm quạp là rừng ven biển, bụi tre, đất nông nghiệp chưa sử dụng và mọc um tùm, vườn cây ăn quả, đồn điền, những nơi nó tìm kiếm chuột, ếch nhái... Trong quá trình đi tìm thức ăn chúng có thể mò vào nhà dân nơi có chuột, ếch nhái. Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah): Chúng có khả năng tiêm một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 - 500mg vào nạn nhân trong một vết cắn. Nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể khiến con mồi giảm thị lực nhanh chóng, gây tê liệt, suy hô hấp và tử vong. Môi trường sống lý tưởng nhất của loài rắn cực độc này là rừng rậm, rừng nhiệt đới ẩm, ao hồ. Tuy nhiên, ngày nay môi trường sống của rắn hổ mang chúa ngày càng thu hẹp. Giờ đây, chúng mò đến gần con người hơn và có thể bò vào nhà đề tìm nguồn thức ăn. Rắn hổ mèo, hắn hổ mang mèo (Naja siamensis): Đây được biết là một loài rắn độc rất nguy hiểm. Sau khi bị hổ mèo cắn, bệnh nhân thường bị mệt, nôn ói, tiêu chảy, mờ mắt, nhịp tim nhanh, suy thận cấp. Các triệu chứng xuất hiện càng nhanh mức độ nhiễm độc toàn thân càng nặng. Rắn thường sống vùng cao, khô ráo như các ụ mối, hang hốc hoặc xung quanh nhà như dưới các đống củi, dưới chuồng gà hay chuồng heo, các hang hốc quanh nhà để tìm kiếm mồi. Rắn hổ đất (Naja kaouthia): Khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử. Chúng xuất hiện ở cả các khu nông nghiệp, khu dân cư (kể cả thành phố). Khi đi kiếm ăn, mất môi trường sống, chúng có thể lạc vào nhà dân. Khi bị tấn công, chúng sẽ tự vệ bằng những "nụ hôn" chết người. "Anh em" rắn cạp nong - cạp nia (Bungarus fasciatus): Nọc độc của "anh em" loài này có thể tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, gây ra cái chết nhanh cho những đối tượng mà bị loài rắn này cắn phải. Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong của nạn nhân có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Bộ đôi anh em này có khả năng thích nghi cao nên phân bố từ rừng núi đến đồng bằng. Do sống tại các khu vực gần người như đồng cỏ, bờ ruộng, nên chúng có thể bò vào nhà và tấn công con người. Các chuyên gia khuyên: Khi thấy rắn bò vào nhà, đừng la hét hay tấn công lại chúng. Cách tốt nhất là gọi người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn để cùng giải quyết, không nên xử lý một mình. Nếu không may bị rắn độc cắn, hãy trấn an nạn nhân, giữ họ nằm yên, bất động các chi, dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo, băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập)... Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong khi di chuyển, nên đặt bệnh nhân nằm bất động, vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, vết cắn ở chân, tay có thể để buông thõng. Mời độc giả xem video:Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THDT. Thu Hà (TH) Vi Khuẩn Gây Bệnh ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email