4 loại thực phẩm không cho vào lò vi sóng, nếu không hậu quả khó lường

Có 4 loại thực phẩm được xem như "bom nổ chậm", khi sử dụng lò vi sóng bạn nên chú ý an toàn, nếu không, hậu quả sẽ khó lòng tưởng tượng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trên thực tế, lượng bức xạ của lò vi sóng rất thấp, hoàn toàn không gây ung thư. So với bức xạ, bạn nên cẩn thận hơn với những thực phẩm dễ cháy nổ.
Có 4 loại thực phẩm được xem như "bom nổ chậm", khi sử dụng lò vi sóng bạn nên chú ý an toàn, nếu không, hậu quả sẽ khó lòng tưởng tượng.
1. Thực phẩm đóng kín: Chẳng hạn như thực phẩm chưa mở hoặc bọc nhựa, v.v.
2. Hộp đựng bằng kim loại: Hộp đựng cơm bằng sắt, hộp đựng bằng kim loại, bộ đồ đựng cơm.
4 loai thuc pham khong cho vao lo vi song, neu khong hau qua kho luong
Ảnh minh hoạ.
3. Trái cây có vỏ: Các loại trái cây có vỏ như nho không được cho vào lò vi sóng. Cà rốt cũng không nên cho vào lò vi sóng, nếu cà rốt không được rửa đúng cách và còn sót lại chất bẩn, các khoáng chất trong đất có thể gây ra tia lửa điện trong lò vi sóng, còn được gọi là hiện tượng phóng điện hồ quang.
Phóng điện hồ quang có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho lò vi sóng nếu nó liên tục xảy ra.
4. Thực phẩm có vỏ: Trứng luộc không được cho vào lò vi sóng, vì trứng có màng và vỏ mỏng chúng sẽ không thể giữ được áp suất hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra, điều này có thể dẫn đến nổ trong lò vi sóng, thậm chí nó vẫn có thể nổ khi bạn bê ra khỏi lò.
Chuyên gia Cao Minh Minh cũng nói rằng, dù lò vi sóng rất ít khả năng gây ung thư nhưng việc phụ thuộc lâu dài vào lò vi sóng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc đun đi đun lại nhiều lần không chỉ sinh ra vi khuẩn mà còn làm hao hụt chất dinh dưỡng. Chỉ nên hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng một lần.
Ngoài ra, mọi người nên loại bỏ tất cả các loại đồ nhựa trước khi cho vào lò vi sóng như màng bọc thực phẩm, ni lông… để không ăn nhầm đồ dẻo.

Mẹo loại bỏ nấm mốc trong lò vi sóng cực dễ

Không ít trường hợp mở lò vi sóng ra và phát hoảng khi thấy nấm xanh, nấm đỏ bám đầy bên trong, đấy là chưa kể ổ vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy.

Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de
Lò vi sóng (Microwave oven) còn có tên gọi khác là lò “vi ba” (vi: rất nhỏ, ba: sóng) là thiết bị ứng dụng vi sóng để rã đông, làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. 
Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de-Hinh-2
 Tuy nhiên, khi lò vi sóng hoạt động cũng làm thức ăn bắn tung tóe (nhất là những món nhiều mỡ) và bám vào thành lò. Những thứ bám lại trong lò vi sóng tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. 
Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de-Hinh-3
 Đặc biệt, môi trường kín bí của lò vi sóng càng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh hơn. Không chỉ nấm mốc, vi khuẩn, lò vi sóng còn có mùi hôi rất khó chịu của thức ăn lưu cữu bám lại trong lò.
Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de-Hinh-4
Để đảm bảo lò vi sóng không trở thành ổ vi khuẩn, nấm mốc và bốc mùi hôi khó chịu, ngay khi sử dụng xong bạn nên mở cửa lò để mùi thực phẩm bay ra ngoài, tránh bị ám bên trong. 
Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de-Hinh-5
Ngoài ra, hãy lau nhanh bên trong lò ngay khi lò còn hơi nóng. Cách này sẽ giúp loại bỏ ngay thức ăn, dầu mỡ bám trong lò. 
Meo loai bo nam moc trong lo vi song cuc de-Hinh-6
Ngoài lau nhanh, bạn cũng cần định kỳ vệ sinh cẩn thận từ trong ra ngoài lò vi sóng. Tùy vào tần suất sử dụng mà việc vệ sinh lò vi sóng định kỳ của mỗi gia đình sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giống như các thiết bị nhà bếp khác, tối thiểu bạn nên vệ sinh lò 1-2 lần/tháng. 

Mẹo giúp làm việc nhà đơn giản hơn

Biết được những mẹo này, công việc nhà sẽ trở nên đơn giản hơn. Nhờ vậy, chị em có nhiều thời gian chăm sóc bản thân mình.

Meo giup lam viec nha don gian hon
 Nắp nhỏ trong chai dầu. Chiếc nắp mỏng bên trong chai không đơn thuần để giữ dầu ăn chặt hơn. Nó còn mang lại tác dụng như một chiếc van, giúp bạn điều chỉnh lượng dầu mỗi khi sử dụng, giúp làm việc nhà đơn giản hơn. (Ảnh: Brightside, minh họa)