|
Theo “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc”, người trưởng thành khỏe mạnh nên uống một cốc nước ấm khi bụng đói, sau khi thức dậy buổi sáng. Hành động này giúp bổ sung lượng nước cơ thể bị mất do bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu. Nước cũng có thể làm tăng khả năng tuần hoàn máu. (Ảnh: Boldsky, Sohu, minh họa) |
|
Thật vậy, cơ thể tiêu thụ rất nhiều nước trong thời gian chúng ta ngủ. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể mất nước sẽ không thể vận hành trơn tru. |
|
Uống nước buổi sáng còn giúp chống táo bón. Làm được điều này là bởi nước kích thích nhu động ruột, giữ ẩm ruột, làm mềm phân, thúc đẩy bài tiết. |
|
Không những vậy, uống nước ấm sau khi thức dậy còn giúp giảm độ nhớt máu. Nước chiếm tới 85% thành phần máu. Ngủ giấc dài không bổ sung khiến cơ thể thiếu nước, máu trở nên “đặc”. Một ly nước buổi sáng có tác dụng làm loãng máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời đào thải chất độc hại trong cơ thể ra ngoài. |
|
Uống nước ấm buổi sáng góp phần thúc đẩy tuần hoàn máu, khiến lượng máu đưa lên não được cải thiện. Cùng với việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, thải độc, bạn sẽ nhận được hiệu ứng sảng khoái, phấn chấn hơn khi bắt đầu ngày mới. |
|
Uống nước ấm buổi sáng có lợi cho sức khỏe. Vậy nhưng, nhiều người băn khoăn không biết thời điểm uống nước buổi sáng tốt nhất là trước hay sau khi đánh răng. Theo chuyên gia, có hai lý do khiến thứ tự này không còn quan trọng. |
|
Thứ nhất, hệ tiêu hóa liên tục tiết axit dịch vị, có khả năng loại bỏ vi khuẩn và vi sinh vật đưa vào qua đường miệng. Vi khuẩn khi đi vào cơ thể sẽ được bài tiết trong quá trình trao đổi chất, gần như không gây hại. |
|
Thứ hai, khoang miệng chứa lượng vi khuẩn khổng lồ, trong đó gồm cả vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, vi sinh vật trong khoang miệng không dễ “trôi” vào dạ dày chỉ bằng cách uống nước. Đó là lý do vì sao chúng ta phải đánh răng, xúc miệng hàng ngày mới có thể giữ được bề mặt răng sạch sẽ, khỏe mạnh. |
|
Uống nước ấm buổi sáng có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, bạn nên tránh 3 loại nước gây hại này khi bụng đói. Bất chấp sử dụng có thể “phá” cơ thể hơn bỏ bữa sáng. |
|
Nước muối nhạt. Nhiều người có thói quen uống một cốc nước muối nhạt vào buổi sáng, nhưng điều này không có lợi cho sức khỏe. Theo “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc”, lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 5mg. |
|
Uống nước muối buổi sáng, bạn có thể tiêu thụ 2g muối. Cùng với lượng muối trong các loại thực phẩm sử dụng, lượng muối tiêu thụ sẽ vượt xa mức cho phép. Về lâu dài, dùng nhiều muối làm tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe tim mạch. |
|
Nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nước quá nóng dễ làm bỏng khoang miệng, tổn thương niêm mạc thực quản, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thậm chí trường hợp nặng có thể gây ung thư thực quản. |
|
Trong khi đó, uống nước quá lạnh khi bụng đói có thể kích thích quá mức sự co thắt của cơ thực quản, đường tiêu hóa. Lâu dài dễ gây ra các tình trạng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, đặc biệt với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa. |
|
Trà để qua đêm. Trà để qua đêm dễ tích tụ kiềm. Những người chức năng đường tiêu hóa yếu, uống trà để qua đêm sẽ kích thích dạ dày, sinh ra cảm giác khó chịu. Hơn nữa, trà để qua đêm sẽ hao hụt dưỡng chất, dễ bị ôi thiu, biến chất. |
Mời độc giả xem thêm video: 5 gợi ý sinh tố cho bữa sáng dinh dưỡng. (Nguồn video: Zingnews)