10m3 chất thải đầu độc nguồn nước sông Đà được xả từ Công ty Gạch, Gốm xứ Thanh Hà?

10m3 chất thải đầu độc nguồn nước sông Đà ở Hòa Bình được “xả” từ Công ty Gạch, Gốm xứ Thanh Hà (Phú Thọ) do hai đối tượng chở thuê lên lấy và thực hiện hành vi xả thải trên.
Liên quan đến vụ đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước Nhà máy nước sạch sông Đà, tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình, hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám khai nhận, ngày 6/10/2019, Đại và Thám được Lý Đình Vũ thuê lái xe ô tô tải 99C-08783 đi từ tỉnh Bắc Ninh đến Công ty gạch, gốm sứ Thanh Hà (có địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) lấy chất thải (bơm vào 10 thùng chứa khoảng 10m3), sau đó di chuyển về Công ty TNHH Cơ khí cao su K90 (địa chỉ tại xã Chí Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) gửi xe.
Đến ngày 8/10/2019, cả 3 đối tượng trên sử dụng hai xe ô tô chở chất thải lên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) tiến hành xả chất thải, sau đó bỏ trốn. Hành vi của các đối tượng đã khiến nguồn nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải.
10m3 chat thai dau doc nguon nuoc song Da duoc “xa” tu Cong ty Gach, Gom xu Thanh Ha?
 Hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám tại cơ quan công an.
Dư luận đặt câu hỏi: Có phải Công ty Gạch, Gốm xứ Thanh Hà đã thuê các đối tượng trên đi “xả” 10m3 chất thải hay không? Nếu đúng là Công ty này thì theo pháp luật xử lý như thế nào?
Bởi theo diễn biến vụ việc trên, cả hai đối tượng Nguyễn Chương Đại, Hoàng Văn Thám đều khai chở thuê và xả chất thải thuê cho Lý Đình Vũ. Trong khi đó, chất thải đó không phải do Lý Đình Vũ làm ra và không phải chủ nguồn chất thải.
Do vậy, nhiều khả năng Vũ cũng là người được cá nhân, đơn vị nào đó thuê để đổ chất thải trên. Tuy nhiên, để có thông tin chính thức về vụ việc trên, có căn cứ để xác định ai là người chủ mưu vụ việc thì cơ quan công an phải bắt được đối tượng Lý Đình Vũ để thu thập thêm chứng cứ.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho rằng, từ thông tin của các đối tượng Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám tại cơ quan công an, các đối tượng này được Lý Đình Vũ thuê lái 1 xe ô tô tải chở khoảng 10m3 chất thải (dầu thải) đến địa bàn xóm Quyết Tiến xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn, Hòa Bình) để xả thải rồi bỏ trốn.
Theo diễn biến vụ việc trên, có kẻ đứng sau chủ mưu đầu độc nguồn nước bởi nếu đã đi đổ trộm thì họ sẽ lựa chọn một nơi gần đó để đổ nhằm giảm bớt chi phí sao lại đem lên đến Hòa Bình? Do đó việc điều tra kẻ chủ mưu đứng sau là không khó.
Đối với các cá nhân xả dầu thải trên ra môi trường và các cá nhân thuê các đối tượng trên xả thải đều phạm tội gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi theo quy định tại diều này , thì bị thấp nhất phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm vào cao nhất bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 5 năm.
Trường hợp nếu kẻ chủ mưu là pháp nhân thương mại thì mức thấp nhất là 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng. Mức cao nhất là từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Theo quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự thì đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
10m3 chat thai dau doc nguon nuoc song Da duoc “xa” tu Cong ty Gach, Gom xu Thanh Ha?-Hinh-2
 Chiếc xe được cho là chở dầu thải trên.
Ngoài ra theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm.
Như vậy, nếu trong trường hợp Công ty Gạch, Gốm xứ Thanh Hà đã thuê các đối tượng trên đi “xả”chất thải thì công ty này sẽ bị xử lý theo các quy định nêu trên. Nếu có đối tượng hoặc pháp nhân khác thuê các đối tượng xả thải nhằm mục đích nào khác thì cũng bị xử lý theo các quy định pháp luật nêu trên. 
Tâm Đức

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN