Thưởng đến 5 triệu cho người báo tin vi phạm giao thông là cần thiết

Theo chuyên gia, việc chi thưởng cho người báo tin vi phạm giao thông từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính là cần thiết, giúp nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe đang được Bộ Công an lấy ý kiến rộng rãi.
Theo dự thảo Nghị định, kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được chi cho nhiều nội dung. Đáng chú ý, trong đó có nội dung chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thuong den 5 trieu cho nguoi bao tin vi pham giao thong la can thiet
Ảnh minh họa. 
Cụ thể, chi cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông không quá 5 triệu đồng/vụ việc. Ngành công an cũng sẽ chi mua tin của mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5.000.000 đồng.
Đề xuất chi trả tiền mua tin vi phạm giao thông trước đó đã từng được Cục Cảnh sát Giao thông nêu ra hồi tháng 4/2022. Khi đó, đơn vị này nói sẽ đề xuất cơ chế trả tiền cho người dân để mua lại các hình ảnh, video bởi không thể nơi nào cơ quan chức năng cũng có camera theo dõi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông khi trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống về đề xuất trên cho biết, cá nhân ông hoàn toàn ủng hộ với đề xuất chi tiền thưởng cho người báo tin vi phạm giao thông.
Theo ông Thủy, thời gian qua ngoài tuần tra kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm về giao thông, một số biện pháp khác đã được áp dụng như phạt nguội dựa trên hệ thống camera, tuy nhiên không phải nơi nào cũng được lắp đặt camera.
“Chúng ta có thể phạt hành chính, phạt nguội, nhưng chưa triệt để các vi phạm trên thực tế. Bởi chúng ta không thể bố trí tất cả hệ thống camera trên các tuyến giao thông, CSGT cũng không thể bố trí dày đặc ở tất cả các nơi được. Do đó, việc người dân có trách nhiệm quay phim, chụp ảnh, báo tin có giá trị về vi phạm giao thông để phát hiện ra các nguyên nhân gây tai nạn, nguyên nhân gây ùn tắc…để các cơ quan chức năng xử lý vi phạm để răn đe và được chi thưởng là quy định cần thiết và có tác dụng tốt trong vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, trật tự giao thông, nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy nêu ý kiến.
Chuyên gia giao thông cho rằng, cần làm sao cho minh bạch, công bằng, tránh tình trạng tiêu cực hay bất công. “Nếu làm tốt sẽ có tác dụng răn đe, nâng cao trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông của người dân”, ông Thủy nói.
Đồng thời, chuyên gia giao thông cũng đưa ra khuyến cáo, người dân không nên quá sa đà vào khoản tiền thưởng mà bất chấp.
“Ví dụ trường hợp vi phạm giao thông dẫn đến tai nạn trên đường vắng, mọi người không phát hiện được mà mình phát hiện được. Bản thân mình phải lo cho nạn nhân trước khi lo chụp ảnh, quay phim. Bởi nạn nhân bị thương mà mình lo chụp ảnh để được thưởng thì rất phản cảm. Chúng ta phải lo an toàn tính mạng cho người dân trước đã rồi hãy nghĩ đến chụp ảnh, quay phim để cung cấp cho các cơ quan chức năng. Nhận thưởng một cách nhân văn mới thực sự là phần thưởng có giá trị”, ông Thủy nêu ý kiến.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, việc chi thưởng cho người báo tin sẽ có tác dụng nhất định. Các cơ quan chức năng cũng cần có bộ phận xem xét tin báo có xứng đáng hay không, có phù hợp hay không, có giá trị hay không trước khi chi thưởng để việc sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ thực sự hữu ích.
Dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe quy định về nguyên tắc bố trí dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí, nội dung chi, mức chi kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe.
Theo dự thảo, lực lượng Công an nhân dân được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí từ 70% đến 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và 30% khoản thu từ đấu giá biển số xe. Các khoản này để thực hiện hoạt động tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông…
Ngoài lực lượng công an, các cơ quan khác được sử dụng từ 15 đến 30% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông, gồm: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Giao thông Vận tải, HĐND và UBND các tỉnh, thành; Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và huyện; lực lượng tham gia đảm bảo an ninh, trật tự.
Theo dự thảo Nghị định, kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được chi cho nhiều nội dung như: Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng...
Về mức chi, Điều 5 của dự thảo Nghị định quy định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm tối đa 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 hôm trước đến 6h00 hôm sau), tối đa không quá 10 ca/tháng;
Mức chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội và TPHCM 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 15 ca/tháng; tại TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 10 ca/tháng; TP Cần Thơ 100.000 đồng/ca/người, tối đa không quá 5 ca/tháng;
Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông: Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/người bị tử vong; không quá 5.000.000 đồng/người bị thương nặng; Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 5.000.000 đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn;
Chi cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông không quá 5 triệu đồng/vụ việc; Chi hỗ trợ cho người thực hiện kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính, tuần tra kiểm soát trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 300.000 đồng/người/ngày…

26 lần vi phạm giao thông, người phụ nữ bị phạt gần 20 triệu

Trong một tháng, chị N.T.T 10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ, các lỗi này được camera giám sát giao thông ghi lại.

Ngày 21/3, Công an huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết vừa lập biên bản vi phạm hành chính với một phụ nữ điều khiển xe mô tô. Trong một tháng, chị này 10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ. Các lỗi này được camera giám sát giao thông ghi lại.
26 lan vi pham giao thong, nguoi phu nu bi phat gan 20 trieu

Lỗi vi phạm của chị T. được camera giám sát giao thông ghi lại. 

Con vi phạm giao thông, bố say rượu gây hấn tại chốt CSGT

Đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông có hành vi gây hấn tại chốt CSGT, dùng gạch đập xe máy đã bị niêm phong tạm giữ, có lời nói thiếu văn hóa đang lan truyền trên mạng xã hội.

Qua tìm hiểu, vụ việc được xác định xảy ra vào chiều 2/4 tại ngã tư Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hộ gia đình không phân loại rác sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng

Theo TS Hoàng Dương Tùng, thay đổi thói quen, nâng cao ý thức của người dân là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường, chậm nhất ngày 31/12/2024 phải áp dụng phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Hộ gia đình không phân loại rác sinh hoạt sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Chung cư, tòa nhà văn phòng không phân loại rác có thể bị phạt đến 250 triệu đồng.
Ho gia dinh khong phan loai rac se bi phat den 1 trieu dong
TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. 
TS Hoàng Dương Tùng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, yêu cầu chính của phân loại rác tại nguồn hiện nay là vấn đề tư duy, cũng như cách quản lý rác. Kinh nghiệm của các nước đã thành công trong phân loại rác tại nguồn cũng vậy, đó là đổ rác, phân loại rác phải quy định bắt buộc, theo giờ nhất định.