Thủ tướng chỉ đạo ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

Từ 10-15/3, có khả năng xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng.

Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Những ngày qua, các tỉnh Nam Bộ đã xảy ra nắng nóng kéo dài, trong khi đó, một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Nhiều hộ dân đã gặp khó khăn về nước sinh hoạt, nhất là tại khu vực ven biển các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ ngày 10 đến 15/3, có khả năng sẽ xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng.
Thu tuong chi dao ung pho dot xam nhap man cao diem tai DBSCL
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long 
Để chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSCL chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.
Đồng thời, tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến nguồn nước, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình nguồn nước trên sông Mê Công và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để các cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổ chức theo dõi diễn biến để có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước, nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng khu vực, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương nghiên cứu, triển khai phương án để từng bước chủ động nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn hàng năm.
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành khác chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân theo chức năng quản lý nhà nước được giao.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thủ tướng kiểm tra các dự án trọng điểm:

(Nguồn: VTV4)

Các dự án trọng điểm ở TPHCM được đẩy nhanh tiến độ trong năm 2024

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về kế hoạch triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố trong năm 2024.

Theo đó, đối với Dự án đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức khẩn trương thực hiện kiểm đếm, xác định chính xác chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và hoàn tất công tác này để khởi công dự án trong năm nay.

Đồng thời rà soát, nghiên cứu áp dụng cơ chế thực hiện song song các thủ tục đầu tư liên quan (đầu tư dự án, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn…) đảm bảo đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sở TN-MT TP phối hợp, thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ đề ra.

Ngày 16/3, công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030

Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Lễ khai mạc “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024” sẽ diễn ra vào sáng 16/3.

Chiều 1/3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Lễ khai mạc Năm quốc gia phục hồi đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024.

Phát biểu tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết, Hội nghị nhằm công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngay 16/3, cong bo quy hoach tinh Quang Nam thoi ky 2021 - 2030
 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại buổi họp báo.
Nội dung Quy hoạch tỉnh thể hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển, không gian phát triển và các đột phá phát triển cho tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ quy hoạch; lấy ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn, bền bỉ của con người Xứ Quảng làm nhân tố quyết định nội lực.
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng thể hiện tư duy sáng tạo, tầm nhìn mới để tận dụng các lợi thế so sánh, tìm kiếm không gian mới, cơ hội phát triển mới, tạo nên những giá trị riêng có và khác biệt cho tỉnh, phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.
Đồng thời triển khai các hoạt động “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024”, một sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia, có ý nghĩa rất lớn nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học; cụ thể hoá quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và có tính cân đối hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trong nội dung Quy hoạch tỉnh.
Ngay 16/3, cong bo quy hoach tinh Quang Nam thoi ky 2021 - 2030-Hinh-2
Quang cảnh buổi họp báo. 
Năm nay, Quảng Nam cũng là địa phương đăng cai tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”.
Trong khuôn khổ chương trình sẽ có 37 sự kiện, hoạt động phong phú, đặc sắc diễn ra xuyên suốt từ tháng 3-11/2024, như: các diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học về đa dạng sinh học; các hoạt động nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học; giới thiệu, vận hành Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam; tổ chức đoàn Famtrip, Presstrip khảo sát và quảng bá các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; tọa đàm ký kết chương trình phối hợp bảo vệ động vật hoang dã xuyên biên giới với tỉnh Sê Kông (Lào); tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; các hoạt động hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh; thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản; cùng nhiều hoạt động khác…
Hội nghị bế mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 sẽ tổ chức tại sông Đầm, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, dự kiến vào cuối tháng 11/2024.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến về về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2":

(Nguồn: Nguồn: QHTV)

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ tuần qua

Tăng cường xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội; Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ... là những điều hành nổi bật của Chính phủ tuần qua.

Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội
Ngày 19/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Công điện yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án, dự thảo VBQPPL tập trung chỉ đạo: Chuẩn bị đầy đủ về thành phần hồ sơ theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL, bảo đảm chất lượng tốt nhất của dự thảo VBQPPL và các tài liệu trong hồ sơ; tăng cường các phương pháp lấy ý kiến thực chất, hiệu quả, giải trình đầy đủ ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu sự tác động của văn bản...
Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 21/2/2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.
Chi dao, dieu hanh noi bat cua Chinh phu tuan qua
 Đẩy nhanh nâng cấp các tuyến cao tốc đầu tư phân kỳ. Ảnh: Vi Thảo
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…).
Sửa đổi quy định quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước
Chính phủ ban hành Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 19 cơ quan đăng ký phương tiện.
Cụ thể, UBND cấp huyện (quy định cũ UBND cấp tỉnh) tổ chức thực hiện, quản lý việc đăng ký, quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước thuộc diện phải đăng ký theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
UBND cấp xã thực hiện quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước được miễn đăng ký.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 11 thẩm quyền thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.
Cụ thể, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp huyện) (quy định cũ UBND cấp tỉnh) thực hiện thỏa thuận, công bố mở, đóng vùng hoạt động tại vùng 2.
Trước khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư liên hệ UBND cấp huyện để thực hiện thỏa thuận về địa điểm, quy mô, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Việc đầu tư dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2024/NĐ-CP ngày 23/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/1/2021 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Trong đó, Nghị định số 20/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 52 của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay.
Chi dao, dieu hanh noi bat cua Chinh phu tuan qua-Hinh-2
 Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Theo quy định mới, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không.
Trong trường hợp cảng hàng không, sân bay đang xây dựng, chủ sở hữu hoặc tổ chức được giao quản lý cảng hàng không, sân bay nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
Ngày 23/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước khác trên toàn quốc bảo đảm 100% hệ thống thông tin đang trong quá trình thiết kế, xây dựng, nâng cấp, mở rộng trước khi đưa vào vận hành, khai thác phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, DNNN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước ưu tiên tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế; tạo thế và lực cũng như cơ sở xây dựng định hướng phát triển, tầm nhìn chiến lược giai đoạn tiếp theo...