Thiếu tự tin vì chồng hay chê

Sự lệ thuộc về kinh tế đã khiến chồng chị Thoa biến vợ mình thành người “vô dụng, thấp hèn, không đáng được tôn trọng và tin cậy”.

Có nhiều người phụ nữ vốn xinh đẹp, tự tin, thông minh, được học hành tử tế và tràn đầy mơ ước thuở mười tám, đôi mươi. Nhưng rồi, không ít người trong số họ đã trở thành những người đàn bà xác xơ, tàn tạ, tuyệt vọng và hoàn toàn quên mất con người tuổi trẻ của mình. Chỉ vì chồng họ luôn nghĩ “vợ mình chẳng ra gì” và luôn mồm chê bai vợ. Ít ai biết rằng, đây cũng là một dạng bạo hành.
“Với chồng – mình là ai?”, là câu hỏi day dứt mãi trong tâm trí chị Thoa (ở Tiền Hải, Thái Bình). Anh chị lấy nhau gần 20 năm nay, nghe lời anh chị bỏ việc công nhân nhà máy may, ở nhà phụ giúp chồng làm nghề cơ khí. Cũng từ đó, chồng chị luôn nghĩ rằng vợ mình là người ăn bám. Sự lệ thuộc về kinh tế đã khiến chồng chị Thoa biến vợ mình thành người “vô dụng, thấp hèn, không đáng được tôn trọng và tin cậy”.
Sau bữa cơm trưa, mọi người lục tục rời mâm. Chị Thoa nán lại thu dọn bát đĩa gọn gàng xong và gọi: “Ngọc ơi, con ra rửa bát”. Vừa dứt lời, chồng chị chặn luôn: “Mày làm gì mà không rửa bát? Ngồi cứ như bà chủ”. Không muốn cãi nhau với chồng, để các con nghỉ trưa rồi đi học, chị Thoa nín nhịn. Nhưng “cục tức” trong chị cứ ấm ách.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tuy không nói ra, đầu chị chứ quẩn quanh mãi với suy nghĩ: “Mình là thứ gì trong nhà này đây?”. Hình như chồng chị đang hằn lên tâm hồn non nớt của các con, hình ảnh về một người mẹ “bất tài, vô dụng”. Cảm giác bị chồng khinh bỉ, coi thường khiến chị Thoa nghẹt thở, day dứt không yên. Chị ghê sợ những lời chỉ trích và phán xét của anh – có cái gì đó rất vô hình, quái ác, đeo bám, dồn ép chị…
“Tôi có mặc cảm anh không tin tưởng tôi, tôi tự thu mình lại. Những trăn trở, vui buồn, tôi không tìm đến anh để sẻ chia. Những va vấp và chống chếnh, tôi không tìm đến anh để được an ủi và nương tựa… Trong tôi luôn có mặc cảm “bị chồng chê”, chị Thoa nói…
Chị Huyền ở Phúc Thọ, Hà Nội cũng có những nỗi niềm riêng. Chồng là cán bộ ở một cơ quan huyện, chị ở nhà bán hàng tạp hóa. Chồng chị luôn cho rằng, vợ mình không làm được việc gì lớn, chỉ loanh quanh chăm sóc con cái, nhà cửa và cái cửa hàng nhỏ là tốt lắm rồi. Nhưng chị Huyền không thích sống dựa, chị muốn được là chính mình. Về kinh tế, chị kiếm tiền không thua anh, về con cái, chị chăm sóc và dạy dỗ chúng nhiều hơn anh.
Chị Huyền nhớ lại, khi Nhà nước có chính sách, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông phải có bằng lái, chị cũng muốn tập đi để chủ động trong công việc. Hơn nữa, nhà có xe máy lâu rồi, đi đâu chị cũng phải nhờ chồng chở. Có lúc anh đi công tác dài ngày, chị muốn đi đâu cũng khó.
Lúc đầu nghe vợ nói vậy, anh gàn: “Sức khỏe em không tốt, đi xe máy làm gì?”. Và mỗi lần chị dắt xe ra cổng là anh nổi đóa: “Biết cái gì mà cũng đòi đi xe… Đi để làm gì… Có mỗi cái tạp hóa bé tí, buôn to bán lớn gì hay làm việc này nọ mà cũng đòi đi xe máy. Đi đâu anh chở đi”.
Với chị lúc ấy, cái xe máy như cái cánh để chị có thể bay nhảy làm những việc mình thích. Vì vậy, những lúc chồng vắng nhà, chị mang xe ra tập. Muốn đi đâu, chị mượn xe em gái để đi. Dần dà, việc đi xe không còn là trở ngại. Chị chủ động đi xa một mình, đèo hàng bằng xe máy. Công việc buôn bán có vẻ thuận lợi và mau mắn hơn.
Đợt ấy, cơ quan chồng tổ chức sát hạch lấy bằng xe máy, mọi người đều đăng ký cho người thân, còn anh, chỉ đăng ký cho con gái (dù lúc ấy cháu mới học lớp 10 và chưa biết đi xe). Mọi người trong cơ quan hỏi: “Sao anh không đăng ký cho chị, mà lại đăng ký cho cháu?”. Anh tỉnh bơ: “Cô ấy không biết đi xe máy”. Thế là chị trở thành người điểu khiển xe máy bất hợp pháp. Lúc ấy “lao động tự do” như chị không dễ lấy bằng lái ngay, phải nửa năm sau chị mới được thi và có bằng.
Câu chuyện “cái bằng lái” trở thành một trong những “mảnh vụn” ghép thành cuộc đời chị Huyền. Sống với người chồng không tin tưởng vợ, đôi khi chị Huyền cũng cảm thấy tự ti, có những việc chị muốn làm và đã làm được, (như chuyện cái bằng lái), nhưng còn rất nhiều việc khác, do sợ đổ bể, không dám đương đầu với thử thách, chị đã để mất nhiều cơ hội tốt cho mình.
Chị Liên, 35 tuổi ở Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng tâm sự: 7 năm nay, tôi chưa nhận được một lời khen của chồng dành cho mình. Là một phụ nữ độc lập nhưng tôi lại dần bị động, thiếu tự tin trong đời sống vợ chồng. Anh đã chê vợ quá đà hay tôi là người cả nghĩ? Có chị em nào bị chồng chê tơi bời như tôi không? Nếu có “Hội các bà vợ bị chồng chê bai” giải tỏa stress thì tôi xin được gia nhập với.
Theo bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm Csaga, chị Thoa, chị Huyền, chị Liên chính là nạn nhân bạo lực gia đình, những phẩm chất tốt đẹp của họ bị chính người thân yêu nhất phá hủy, chôn vùi và phủ nhận. Giải thoát mình khỏi những mặc cảm, tìm kiếm lại những cảm giác tình yêu, dám sống với khát vọng, đó chính là hành trình tìm kiếm tự do của mỗi người. Các chị đừng để những lời sỉ nhục, những trận đòn tiêu diệt khát vọng sống của mình nữa. Hãy dũng cảm đứng lên, tìm lại chính tâm hồn, bản thể của mình, bà Vân Anh nói.

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!

Hơ… hơ, có vậy mà cũng hỏi!. Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka (VKK).

Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa chiên da đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

Tối mùng 3 Tết, cô chủ phá lệ, cho bạn đọc số điện thoại của Vê Ka Ka . Bị ngắt ngang khi đang đối ẩm với bạn bè, suýt chút nữa “chiên da” đã nổi quạu với cô chủ, may mà giọng nói bên kia quá đỗi đáng thương nên VKK tôi đành thực hiện lời hứa với cô chủ: Vui xuân mới không quên nhiệm vụ.

“Bác ơi, tụi cháu mới cưới chưa tròn năm, nghe lời bạn bè chỉ dạy, Tết này được nghỉ dài ngày, cháu chuẩn bị quá trời trời đồ ăn, thức uống “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng”: Cần tây, hành tây, dâu tây mỗi thứ 2 ký; trứng gà ta 4 chục, thịt bò 5 ký, chocolate 10 hộp, cam Mỹ 3 ký, gừng 1 ký, mật ong nửa lít và một số món linh tinh khác. Cứ mỗi khi ra nắng về, chúng cháu lại uống nước ép hỗn hợp các loại rau trái, bữa ăn thì luôn có thịt bò, trứng ốp-la, buổi tối trước khi ngủ còn thêm mật ong với gừng. Thế nhưng vừa qua năm mới được 2 ngày thì anh xã cháu than thở kêu đau nhưng hỏi đau chỗ nào thì không chỉ ra được mà lúc ở đùi, khi ở bàn chân, xương sống, ngang hông… Còn cháu thì cánh tay phải nhấc không nổi sau đêm giao thừa bị ông xã nằm gối đầu lên ngủ suốt đêm. Anh xã đổ thừa tại cháu cho ăn uống linh tinh nên sinh bệnh, còn cháu thì bảo tại anh xã không biết liệu cơm gắp mắm, sức mình có 5 mà sử dụng tới 10 nên mới ra nông nổi. Không ai chịu ai, nên mới sáng mùng 3, nhà cha mẹ ai nấy về. Chuyện là như vậy, mong bác làm ơn chỉ giúp trong chuyện này, lỗi của ai? Làm sao để chúng cháu giảng hòa bởi thật ra vợ chồng giận hờn vì chuyện đó thì đúng là vô duyên…”.

Nghe xong tâm sự của bạn trẻ, thoạt tiên tôi nghĩ bụng: “Hơ… hơ, chuyện vậy mà cũng hỏi”. Thế nhưng đúng là có những bạn trẻ cứ hay ngây thơ nghe lời người này, người nọ (trong đó có ông “chiên da” Châu Phi VKK); cứ tưởng thế này thế kia, nhất là đối với những chuyện mình chưa từng trãi qua bao giờ. Kết quả là… sai một ly, đi một dặm, tiền mất tật mang.

Hãy khoan nói ai có lỗi trong chuyện này. Đúng là các thứ thực phẩm bạn trẻ dự trữ cho mấy ngày Tết kể trên đều “ngon, bổ, khỏe, lành mạnh và tốt cho chuyện vợ chồng” nói riêng và sức khỏe nói chung. Thế nhưng Tết bây giờ đâu như ngày xưa, chợ Tết bán đến trưa ba mươi, nhiều nơi sáng mùng 1 đã họp chợ trở lại. Vì vậy, rau trái dự trữ nhiều mà làm gì vì để lâu, chúng sẽ bị mất nhiều vitamin quan trọng; hơn nữa chúng cũng sẽ không còn tươi ngon. Vậy nên, dự trữ một ít để phòng khi bận rộn những ngày đầu xuân là cần thiết nhưng dự trữ với một lượng “khủng” như vậy là không nên. Đây là sai lầm đầu tiên của bạn vì nghe lời bạn bè chỉ bảo mà không chọn lọc, không căn cứ vào thực tế cuộc sống.

Tiếp theo là chuyện ăn uống mấy ngày trước, trong và sau Tết. Chưa kể việc các thực phẩm được bạn chọn lựa chưa bao gồm đầy đủ các nhóm chất căn bản mà cơ thể cần, thì việc “ngày nào cũng như ngày ấy”; bữa ăn nào cũng có thịt bò, trứng ốp-la là không khoa học; thậm chí sẽ gây ngán, ăn không ngon miệng, chán ăn, sợ ăn... Rõ ràng bổ dưỡng, lành mạnh đâu không thấy; chỉ thấy đơn điệu, thiếu chất, làm cho cơ thể yếu đi.

Và điều quan trọng nhất là với một cơ thể “bị yếu đi” như thế nhưng các bạn lại muốn tăng năng suất, chất lượng nên làm việc quần quật, vậy thì có gì lạ khi anh bị đau chân, chị bị liệt tay? Lỗi do ai thì đã rõ mười mươi. Tại anh, tại ả, tại cả… hai vợ chồng! Thế nên cả hai có trách nhiệm ngồi lại bàn bạc, giải quyết.

Cái chuyện… đau tùm lum của anh xã không nên xem thường. Nếu chỉ do “làm việc” quá sức, bị căng cơ thì vài ngày sau sẽ khỏi. Còn nếu như cái đau đó lỡ mà rơi vào chứng đau dị cảm do một nhánh thần kinh cảm giác chạy trong cơ bị căng gây nên đau kéo dài hàng tuần thì phải đến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Còn cánh tay của bạn nhấc không lên do bị anh xã gối đầu ngủ cả đêm thì cũng là vấn đề của dây thần kinh bị đè ép. Tốt nhất là cả hai vợ chồng ăn Tết xong nên đến… bác sĩ để được thăm khám một lượt cho có vợ, có chồng, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia. Các bạn còn trẻ, cần rút kinh nghiệm cho những Tết sau này và cả trong cuộc sống thường ngày. Cân bằng là nguyên tắc tối thượng của cuộc sống. Vừa đủ, vừa phải, vừa sức là nền tảng của sự bền vững, dài lâu.

Về câu hỏi cuối cùng của bạn “làm cách nào để giảng hòa với anh xã” thì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Câu hỏi này thì Vê Ka Ka… đành bó tay, xin nhường lại cho Còm sĩ Xóm Nhà Lá!

Bị chồng chê không biết... hấp dẫn

Tôi hay bị chồng chê là không biết… hấp dẫn chồng trong chuyện gối chăn. Tôi đã thử nhiều cách nhưng có vẻ vẫn chưa làm ông xã ưng ý. Thưa bác sĩ, làm cách nào để trở nên hấp dẫn hơn?
Th. Viên (TP.HCM)

Ảnh minh hoa
Ảnh minh họa.

Với các ông, tiêu chí “hấp dẫn” của phụ nữ đều có chung vài nét cơ bản, nhưng từng ông lại có chuẩn riêng cho mình. Do vậy, có thể vì không thỏa ý cái “gu” lệ làng này mà nhiều quý cô phải mang tiếng là kém sức hút với chồng.

Lấy “nhãn quan” của các ông làm nền, tựu trung, sức hấp dẫn trên giường của phụ nữ tỏa sáng ở hai khía cạnh: nhục cảm và gợi tình.

Nhục cảm chủ yếu đến từ “xác thịt”, còn gợi tình có không gian vùng vẫy rộng hơn từ ánh mắt, cử chỉ, nhịp thở, trang phục… đều có thể trở thành “vũ khí” trong tay các bà, các cô. Hiển nhiên, bản thân nhục cảm đã là chiêu gợi tình và mọi cú khơi gợi đều phải mượn hồn xác của “xác thịt” mới nên công cán.

Thực tế, ranh giới này khá mờ nhạt, tuy hai mà một, hầu hết các cô đều múa kiếm hai tay nhưng cũng có lắm trường hợp nhục cảm đủ đầy vẫn không mang lại chút… khơi gợi nào, hoặc ngược lại, chủ nhân cố hết sức gợi tình nhưng vì chưa phả đủ hồn vía nhục cảm vào đó mà thành công cốc.

Trường hợp đã gắng đủ đường mà các cô vẫn chưa làm vui bụng lang quân có lẽ rơi vào tình huống này.

Sẽ “múa rìu qua mắt thợ” nếu kể ra thế nào là nhục cảm, thế nào là gợi tình với… phụ nữ, chỉ lưu ý với quý cô do chủ quan, do sơ sót nghĩ mình đang một tên hai sẻ nhưng thật ra chỉ hạ được một. Lý do, có thể đơn giản do quý cô nghĩ một mình “xác thịt” đã đủ nung hứng khởi của ông vượt quá điểm sôi mà bỏ qua, hoặc chỉ thêm thắt được chăng hay chớ tính gợi tình. Ngược lại, có cô cố công bài binh bố trận tạo hấp lực với chồng, nhưng lại quên hoặc tiêm không đủ liều “xác thịt”.

Hai kịch bản cụ thể dùng minh họa sự thiếu hiệp đồng này: mỗi lần lên giường, cô vợ trẻ chỉ đơn giản “trút bỏ xiêm y”, trong khi với ông, ngọn lửa mồi cần một viên đá lửa tinh tế hơn chứ không phải sự phơi bày bạo phát bạo tàn. Cô khác thì rất chịu khó thêm tay thêm chân cho sức hút nhưng lại… giữ nguyên trang phục trên người, vì cho rằng việc phải làm với những chiếc cúc áo là trách nhiệm và quyền lợi của… đàn ông mà phụ nữ không nên xen vào.

Sau cùng, lắm khi, cớ sự không phải do các cô chỉ thuận một tay mà do lỗi quên nâng cấp độ nóng của sự hấp dẫn. Dễ hiểu “sức nóng” của phái đẹp rất nhanh bị thời gian, sự cũ mòn oxy hóa, do vậy, nếu không định kỳ mài sắc lại sự hấp dẫn thì cố múa may cũng khó đánh động nhiệt huyết của quý ông.

Hấp dẫn với phụ nữ có lúc là bài toán 1 cộng 1 dễ như bỡn, nhưng cũng có lúc biến thành bài toán căn bậc hai của dãy số năm chữ số khó trời thần .

Theo BS Đỗ Minh Tuấn

Mất hứng vì vợ quá béo

Khi mang thai, vợ tôi được bồi bổ rất nhiều như cua biển, tôm, trứng ngỗng… khiến cô ấy tăng cân tới 21 kg. Sau 6 tháng nuôi con, vợ tôi có giảm được 6 kg... Có điều là cô ấy có vẻ không muốn giảm bớt việc ăn uống của mình. Nhìn vợ ngon miệng và con thỏa thuê với sữa mẹ thì tôi cũng vui lòng lắm rồi.

Nhưng đêm đến thì đúng là khoảng thời gian "ác mộng". Sau một năm cai sữa con dù chẳng ai cấm nhưng tôi vẫn chưa động đến vợ lần nào. Sau làn áo ngủ, vợ tôi hiện lên như "tranh phục hưng". Tôi không phải người duy mỹ nhưng không hiểu sao cảm hứng lại đi mất.

Tôi cũng đã tham khảo nhiều tình huống "mất hứng" giống mình. Mọi người đều cho rằng 2 vợ chồng nên trao đổi thẳng thắn. Vợ tôi cũng đồng ý vậy. Nhưng khi tôi nói thật những gì tôi nghĩ về cô ấy thì có vẻ cô ấy không được vui. Từ đó đến nay đã 1 tuần trôi qua, vợ tôi cứ lầm lũi ôm con và ăn như "bất cần".

Thật lòng, tôi còn yêu vợ và không hề muốn gia đình tan vỡ. Tôi chẳng biết phải làm sao nữa? (Mạnh Hà - TPHCM)