Tàu Trung Quốc bám đuổi, ngăn cản tàu Cảnh sát biển Việt Nam

Tàu hộ tống của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã liên tục áp sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam.

Theo tin từ phóng viên đang có mặt tại khu vực thực địa khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đúng vào ngày kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, các tàu hộ tống của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã liên tục áp sát các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trong quá trình các tàu Việt Nam tuyên truyền, yêu cầu phía Trung Quốc chấp hành quy định của pháp luật quốc tế.
Khi biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam tiếp cận với giàn khoan Hải Dương-981 với khoảng cách 10 hải lý, các Kiểm ngư viên tiếp tục thực hiện biện pháp tuyên truyền qua kênh liên lạc chung của Quốc tế VHF-16 bằng tiếng Việt và tiếng Trung, khẳng định chủ quyền vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc rút các tàu hộ tống và giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Tàu hải cảnh Trung Quốc cơ động chặn đầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN).
 Tàu hải cảnh Trung Quốc cơ động chặn đầu tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN).
Ngay lúc đó, các tàu hộ tống giàn khoan đặt trái phép cơ động ra ngăn cản gồm có 3 tàu: Hải giám 2168; tàu kéo 263 và tàu kéo Haishan một mặt tung ra những luận điệu xuyên tạc, ngang ngược cho rằng các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đang vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc, một mặt tăng tốc tìm cách đâm, húc vào các tàu Việt Nam.
Trước hành vi khiêu khích của tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam buộc phải cho tàu quay đầu lùi ra xa giàn khoan đặt trái phép khoảng 13 hải lý.
Đáng chú ý trong buổi sáng nay, riêng tàu hải giám 2168 của Trung Quốc đã mở hết tốc lực cả hai máy, áp sát tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam để tìm cách đâm húc, phun vòi rồng. Khoảng cách hai tàu lúc gần nhất chỉ là 30m. Do cảnh giác, nắm bắt ý đồ của các tàu Trung Quốc, tàu Cảnh sát biển Việt Nam 4032 khéo léo liên tục đổi hướng, che khuất hướng bắn vòi rồng của tàu Trung Quốc, nên tránh được sự va chạm trước hành vi khiêu khích của các tàu Trung Quốc.
Cũng trong sáng nay, xuất hiện máy bay tuần thám tuần tiễu của Trung Quốc trên không phận biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam.
Chiều cùng ngày, ở khoảng cách 13 hải lý so với giàn khoan Hải Dương-981, bất ngờ xuất hiện tàu 2506 và tàu kéo Haishan đi cắt ngang đội hình biên đội tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam, tạo nên một tình huống nguy hiểm trên biển.

Chủ tịch nước: Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm

"Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm. Đối với bất cứ người Việt Nam nào, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm".

Trước tình hình dư luận trong nước, quốc tế, nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vấn đề này.

Tàu đâm xe tải làm ách tắc đường sắt Bắc - Nam

Khoảng 6h30 ngày 21/6, một vụ tai nạn đường sắt đã xảy ra tại địa phận xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) làm ách tắc trên tuyến đường sắt Bắc Nam.

Sự việc xảy ra khi đoàn tàu NA1 chạy từ Hà Nội về thành phố Vinh (Nghệ An), đến địa phận xã Nghi Liên thì đâm vào xe tải biển kiểm soát 76C – 03003 chở đầy hàng đang vượt qua đường sắt để vào cổng nhà máy bao bì Nghi Liên.

Có nên dùng composite sợi thủy tinh xây đường ống sông Đà số 2?

(Kiến Thức) - Composite cốt sợi thủy tinh có chất làm ô nhiễm nguồn nước (nhưng không đáng kể), độ chịu lực tốt. Tuy nhiên, loại ống do Vianconex sản xuất chưa được Viện Vật liệu kiểm tra chất lượng...

Từ ngày đưa vào vận hành tới nay, đường ống nước sông Đà đã vỡ tổng cộng 7 lần. Lần gần đây nhất xảy ra vào 21h đêm 17/6 tại km25 Đại lộ Thăng Long thuộc khu vực cầu vượt Đồng Trúc (đoạn qua huyện Thạch Thất - Hà Nội), gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân ở Thủ đô.
Để xác định nguyên nhân sự cố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng chủ trì, phối hợp Viện Vật liệu xây dựng thực hiện công tác kiểm định xác định nguyên nhân sự cố. Và mới đây, Bộ Xây dựng đã công bố nguyên nhân đường ống nước sông Đà liên tục vỡ.