Tàu chiến Trung Quốc áp sát tàu Việt Nam

Hai tàu pháo mang số hiệu 787 và tàu tên lửa tấn công nhanh 756 của TQ liên tục di chuyển và đi thẳng về phía tàu của VN.

Chiều 9/7, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng lớn các tàu bảo vệ quanh giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đồng thời các tàu ở vòng ngoài tổ chức dàn hàng ngang đồng loạt tăng tốc độ, ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và không cho các lực lượng này tiếp cận gần giàn khoan.
Cụ thể, trong ngày phía Trung Quốc duy trì khoảng 103-110 tàu các loại tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981; trong đó có 40-42 tàu hải cảnh, 17-18 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 26-28 tàu cá các loại và 4 tàu quân sự.
Tàu Trung Quốc áp sát tàu Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép.
Tàu Trung Quốc áp sát tàu Việt Nam tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép.
Tại thực địa giàn khoan, khi các tàu Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì các tàu của Trung Quốc ở vòng ngoài dàn hàng ngang, đồng loạt tăng tốc độ, áp sát ngăn cản không các tàu Kiểm ngư của Việt Nam tiến vào gần giàn khoan với cự ly cách tàu của ta từ 200-300m.
"Mặc dù gặp sự ngăn cản, gây hấn từ phía Trung Quốc song các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã luôn chủ động vòng tránh linh hoạt, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật" Đại diện Cục kiểm ngư cho biết.
Cùng với đó, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan ở khoảng cách từ 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các tàu cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt thủy sản ở phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan 42-45 hải lý. Trên khu vực này, toàn bộ tàu cá của Trung Quốc hoạt động tại hiện trường giàn khoan dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh và 2 tàu vận tải của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, ép hướng, không cho các tàu cá của ngư dân Việt Nam tiến vào gần khu vực giàn khoan.
Dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt thủy sản và đảm bảo an toàn.
Phóng viên có mặt tại thực địa giàn khoan Hải Dương 981 cập nhật, khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiến gần vào khu vực giàn khoan thì xuất hiện 2 tàu chiến của Trung Quốc, gồm 1 tàu pháo mang số hiệu 787 và 1 tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 756 liên tục di chuyển và đi thẳng vào đội hình cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Khoảng cách áp sát lúc gần nhất của tàu chiến Trung Quốc là từ 0,5 - 1 hải lý. Sau khi dùng tàu chiến gây áp lực, Trung Quốc tiếp tục dùng 5 tàu hải cảnh và tàu đầu kéo bao vây và cản phá các tàu của Việt Nam ra xa khu vực hạ đặt giàn khoan.

Đưa giàn khoan trái phép vào biển VN, TQ mất những gì?

(Kiến Thức) - Giàn khoan ngốn núi tiền, kinh tế xuống dốc, khủng bố Tân Cương, quan hệ Mỹ-Trung tồi tệ, thế giới quay lưng... là những gì TQ đang phải hứng chịu.

Giàn khoan Hải Dương 981 đang ngốn của Trung Quốc “núi” tiền
Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo tính toán, để duy trì giàn khoan phi pháp trên vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đang tiêu tốn hàng trăm nghìn USD mỗi ngày. Đó là chưa kể chi phí cho đội tàu dân sự, quân sự, trực thăng bảo vệ giàn khoan trái phép này và cản trở các tàu Việt Nam thực thi pháp luật.

Lạc vào làng cổ 500 tuổi hiếm có ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Ở Hà Nội, nhiều người mới chỉ biết đến làng cổ Cự Đà (Thanh Oai) hay Đường Lâm (Sơn Tây) mà ít người biết đến làng Cựu.

Đó là làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nơi dòng sông Nhuệ uốn lượn bao quanh. Làng cổ với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp tạo ra sự độc đáo mà không đâu có được.
Kiến trúc lạ ở Thủ đô

Đường học gian nan của nữ thí sinh “tí hon” 29 kg

(Kiến Thức) - Chỉ nặng 29 kg, thí sinh Lâm Thị Tiền, huyện Cư Jút (Đắk Nông) trở thành thí sinh nhẹ ký nhất dự thi vào Trường ĐH Đà Lạt.

Tiền cho biết, nghe ba mẹ kể lại, khi mới sinh ra em chỉ như nắm tay, nhỏ thó, ốm yếu nên việc nuôi em không hề dễ. Thế nhưng, tình thương yêu của cha mẹ đã giúp em vượt qua bệnh tật, vươn lên số phận để đến với kỳ thi ĐH hôm nay.
Thí sinh Lâm Thị Tiền
 Thí sinh Lâm Thị Tiền
Nhớ lại hồi còn nhỏ, trong khi bạn bè cùng trang lứa bước vào lớp 1 trong con mắt của Tiền “chúng nó đã cao lêu nghêu” thì em vẫn như cái kẹo, mỗi khi nói chuyện với bạn bè phải “ngước mỏi cả cổ”. Thấy bạn bè hằng ngày được tới trường học, biết đọc, biết viết Tiền sốt ruột đòi ba mẹ phải đưa đến trường. Ngặt nỗi, vì em quá còi, sức khỏe yếu nên khi ba mẹ em đưa đi học không có thầy cô nào chịu nhận. Nhà trường còn nói: “Xảy ra chuyện gì chúng tôi không chịu được tránh nhiệm”.
Mãi năm 9 tuổi, khi chiều cao của Tiền đã cả thiện đôi chút em mới được nhận vào học mẫu giáo, 10 tuổi lên lớp 1. Trong suốt 12 năm học phổ thông, vì sức khỏe yếu, chỉ cao hơn 1m nên việc đi lại của Tiền hết sức vất vả. Khi các em còn nhỏ thì ba mẹ chở Tiền đi học, sau này 2 người em của Tiền thay phiên nhau chở chị đến trường.
Mãi năm 10 tuổi Lâm Thị Hiền mới được học lớp 1
 Mãi năm 10 tuổi Lâm Thị Hiền mới được học lớp 1
Khó khăn là vậy, nhưng Tiền vẫn kiên trì theo đuổi con đường học tập. Đến năm lớp 12, Tiền quyết định dự thi vào ngành Công nghệ Sau thu hoạch, Trường Đại học Đà Lạt. Tiền được ba đưa tới Đà Lạt dự thi. Trong lúc 2 cha con đang lang thang trên đường, lực lượng sinh viên tình nguyện đã tới hỗ trợ, đưa về chỗ ở miễn phí dành cho những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt.
“Thi đậu đại học và được học cao hơn nữa là ước mơ không bao giờ nguôi của em” – Tiền chia sẻ.
Kết thúc hai môn thi Toán và Sinh, Lâm Thị Tiền cho biết, em làm bài tương đối tốt nên hi vọng sẽ đạt điểm cao để đỗ vào ngành Công nghệ sau thu hoạch của Trường Đại học Đà Lạt.