Tấn công khủng bố Paris bao trùm Thượng đỉnh G-20

(Kiến Thức) - Các vụ tấn công khủng bố Paris hôm 13/11 dự kiến là đề tài bao trùm Hội nghị thượng đỉnh G-20 đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù thương mại, năng lượng và môi trường có  trong nghị trình chính thức Hội nghị thượng đỉnh G-20, nhưng các chủ đề này sẽ được bàn đến do yêu cầu cấp bách phải tăng cường chống Nhà nước Hồi giáo, nhóm cực đoan tuyên bố đã thực hiện các vụ tấn công khủng bố Paris hôm Thứ Sáu tuần trước (13/11).
Tan cong khung bo Paris bao trum Thuong dinh G-20
 
Sau những vụ tấn công “dã man và hèn hạ” ở Paris, người ta trông đợi sẽ có những nỗ lực mạnh hơn và hợp nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Theo VOA, vài giờ trước khi các cuộc tấn công xảy ra, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice nói Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là "cơ hội hữu ích" cho các nhà lãnh đạo phối hợp nỗ lực về vấn đề Syria.  Bà Susan Rice nói: "Tôi nghĩ không ai mong đợi việc đột nhiên tất cả các bên sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề khó khăn hiện nay. Chúng tôi nhắm đến việc tìm cách dùng những diễn đàn này để tích góp tiến bộ cho những mục tiêu mà chúng tôi đang hướng đến".
Ngay trước khi rời Nhà Trắng đi dự Hội nghị thượng đỉnh G-20, Tổng thống Obama đã họp với nhóm an ninh quốc gia của ông và nghe các đánh giá tình báo. Các nhà phân tích nói rằng Tổng thống Obama bắt buộc phải tăng cường chiến dịch chống nhóm Nhà nước Hồi giáo và Hội nghị thượng đỉnh G-20 (15-16/11) ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mang lại cho ông cơ hội thảo luận với lãnh đạo các nước đang chống nhóm khủng bố cực đoan này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hủy kế hoạch tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ngay sau những vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris hôm 13/11.
Một trong những cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Obama Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thành phố Antalya là cuộc họp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một đối tác chính trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.  
Nhiều tháng qua, các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường truy quét các sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo, phần lớn ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới giữa nước này với Syria và Iraq.
Một quan hệ phức tạp khác đối với Tổng thống Obama là mối quan hệ với Nga, nước tiếp tục hậu thuẫn chính phủ Bashar al-Assad trong khi Mỹ muốn ông Assad phải ra đi.  Không có cuộc họp nào được sắp đặt cho nhà lãnh đạo Mỹ và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị G-20, nhưng các nhà phân tích nói rằng các cuộc tấn công ở Paris có thể mở ra cơ hội để hai bên làm việc với nhau về một nỗ lực chung chống phiến quân IS.
Hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao về Syria tại Vienna trước Hội nghị thượng đỉnh G-20 xem ra đã đặt cơ hội cho một sự hợp tác Mỹ-Nga mới, bất chấp những bất đồng.  Tại một cuộc họp báo chung hôm 14/11, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Liên Hợp Quốc khuyến khích chính phủ Syria và phe đối lập đối thoại với nhau  và một thỏa thuận ngừng bắn được trông đợi sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng tới.
Ngoại trưởng Nga nói rằng các cuộc tấn công phối hợp ở Paris cho thấy "vấn đề quí vị ủng hộ hay chống ông Assad không phải là điều quan trọng" mà "IS chính là kẻ thù của quí vị”.
An ninh được siết chặt để bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh G-20.  12.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai quanh thành phố Antalya.  3.000 phóng viên báo chí cũng có mặt tại đây.
Các giới chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho hay hệ thống phòng không được đặt trong tư thế sẵn sàng trong khu vực trong thời gian của Hội nghị thượng đỉnh G-20 kéo dài hai ngày.

Stratfor: Pháp có thể dùng bộ binh tấn công phiến quân IS

(Kiến Thức) - Theo nhận định của Stratfor, Pháp có thể đưa “lực lượng viễn chinh” tới Syria để trả đũa vụ khủng bố liên hoàn ở Paris mà phiến quân IS đã gây ra.

Các chuyên gia phân tích của hãng tư vấn tình báo tư nhân Stratfor có trụ sở tại Mỹ nhận định, Pháp có thể đưa “lực lượng viễn chinh” tới Syria hoặc Iraq để tấn công phiến quân IS sau các vụ khủng bố liên hoàn ở Paris hôm 13/11 khiến ít nhất 129 người thiệt mạng.
“Nếu tổ chức khủng bố IS thực sự đứng sau vụ tấn công khủng bố ở Paris đêm 13/11, Pháp sẽ có thể tăng cường chiến dịch không kích IS tại Syria”, Stratfor bình luận.

IS là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với al-Qaeda

Có nhiều lý do để tin rằng IS là tổ chức khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại và là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với al-Qaeda.

Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris hôm 13/11, tờ The Hindu của Ấn Độ ngày 14/11 đã đăng bài viết có tựa đề “Tại sao IS lại là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với mạng lưới khủng bố al-Qaeda?” của tác giả Josy Joseph.
IS la moi de doa lon hon nhieu so voi al-Qaeda
Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn nhiều so với al-Qaeda.
Bài viết được đăng tải trong bối cảnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng lên tiếng thừa nhận là thủ phạm tiến hành một loạt vụ tấn công nhằm vào những người đi nghe nhạc, xem bóng đá và những người dân Paris đang hưởng một tối thứ Sáu (ngày 13/11) ở những điểm vui chơi về đêm được ưa thích, làm ít nhất 129 người thiệt mạng và được xem là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất nhằm vào Pháp kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Ai là thủ phạm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập?

(Kiến Thức) - Nhiều giả thuyết về thủ phạm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập, làm toàn bộ 224 người trên khoang mất mạng giữa lúc nhà chức trách đang bắt tay điều tra.

Trong bối cảnh nhiều nguồn tin không chính thức nghi ngờ rằng máy bay Nga rơi ở Ai Cập bị đánh bom, nhiều chuyên gia lại nhớ tới vụ tai nạn máy bay TWA mang số hiệu chuyến bay là 800. Máy bay này phát nổ không lâu sau khi rời khỏi thành phố New York năm 1996. Vụ tai nạn đã làm dấy lên nhiều giả định rằng, có bàn tay của khủng bố trong vụ này. Tuy nhiên, một cuộc điều tra kéo dài kết luận rằng, nguyên nhân vụ nổ máy bay trên là do chập mạch điện qua đó làm lan tới một bình đựng nhiên liệu.
Tuy nhiên, nếu đúng máy bay Nga bị khủng bố đánh bom thật thì sẽ có nhiều giả thuyết tiềm năng quanh việc này.