Tại sao Ấn Độ đẩy mạnh phát triển sát thủ diệt chim sắt?

(Kiến Thức) - Việc Ấn Độ phát triển tên lửa không đối không tầm xa Astra là nhằm đối phó với 2 nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc.

Đài tiếng nói nước Nga cho hay, ngày 4/5 Không quân Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm thành công tên lửa không đối không Astra do nước này tự chế tạo, được bắn đi từ tiêm kích đa năng Su-30MKI.
Chuyên gia Nga cho rằng, điều này có nghĩa là Ấn Độ có thể lọt vào top 5 nước lớn tự chủ được tên lửa không đối không tầm xa. Trước đó, những nước có khả năng chế tạo tên lửa tầm xa gắn trên máy bay tấn công mục tiêu trong phạm vi 90-120km chỉ có Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pháp.
Vì đây là một trong những công nghệ đặc biệt phức tạp, bản thân người Ấn cũng phải mất hơn 10 năm nghiên cứu, phát triển mới có được thành tựu ngày hôm nay. Mặc dù vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện toàn bộ hệ thống, nhưng dường như Ấn Độ đã sẵn sàng cho việc trang bị vũ khí này.
Su-30MKI phóng tên lửa không đối không Astra, được cho là có tính năng tương đương tên lửa R-77 Nga.
Su-30MKI phóng tên lửa không đối không Astra, được cho là có tính năng tương đương tên lửa R-77 Nga.
Chuyên gia trung tâm quốc tế thuộc Sở Nghiên cứu Kinh tế và Quan hệ quốc tế - Viện khoa học Nga cho rằng, đây không phải là lý do duy nhất để Ấn Độ tiến vào “câu lạc bộ quyền lực”. Ấn Độ sử dụng bất kỳ hệ thống vũ khí nào đều là để “chứng thực vị thế” của nước này. Nhưng mục đích chủ yếu trong này không phải là vị thế mà là nhu cầu quân sự.
Ông này cho rằng, Ấn Độ có 2 đối thủ tiềm tàng là Trung Quốc và Pakistan, vì vậy cần phải có loại vũ khí có thể bắn trúng máy bay và tên lửa của 2 nước này. Ấn Độ đặc biệt lo ngại về sự phát triển tên lửa hành trình của Pakistan và Trung Quốc, nếu tên lửa không đối không Astra có thể đánh chặn tên lửa của đối thủ tiềm tàng, sẽ tăng cường đáng kể khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công của hai nước láng giềng này.
Mấy tháng gần đây, Ấn Độ cũng đã thử nghiệm thành công hàng loạt tên lửa, bao gồm tên lửa phóng trên đất liền, tên lửa phóng trên biển. Pakistan cũng không thua kém gì khi thực hiện nhiều cuộc phóng tên lửa đạn đạo, hành trình. Cuộc chạy đua tên lửa gián tiếp giữa hai nước này trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng mạnh, vươn lên vị trí số 1 châu Á.

Ảnh hiếm Su-30MKI phóng tên lửa đối không Astra

(Kiến Thức) - Các trang mạng Ấn Độ lần đầu đăng những hình ảnh hiếm hoi về cuộc phóng thử nghiệm tên lửa không đối không tầm xa Astra từ Su-30MKI. 

Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI.
 Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI. 

Tiết lộ “sốc”: 1/2 số tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ nằm đất

(Kiến Thức) - Do lỗi kỹ thuật liên quan tới hệ thống máy tính, một nửa số máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI được cho là đang nằm đất, không thể cất cánh.

Đột nhập căn cứ mạnh nhất của Không quân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Gần đầy cộng đồng mạng đã đăng tải một số bức ảnh vệ tinh về căn cứ Không quân Sunchon của Triều Tiên.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Sunchon là căn cứ có thực lực mạnh nhất hiện nay của Không quân Triều Tiên. Về cơ bản tinh hoa của không quân nước này đều nằm ở đây, bao gồm các loại máy bay như MiG-29, Su-25, MiG-21Bis, MiG-19. Trong ảnh có thể nhận ra 16 chiếc cường kích hiện đại nhất Triều Tiên Su-25, 2 tiêm kích mạnh nhất Triều Tiên MiG-29 và tiêm kích lỗi thời MiG-19.
 Theo Thời báo Hoàn Cầu, Sunchon là căn cứ có thực lực mạnh nhất hiện nay của Không quân Triều Tiên. Về cơ bản tinh hoa của không quân nước này đều nằm ở đây, bao gồm các loại máy bay như MiG-29, Su-25, MiG-21Bis, MiG-19. Trong ảnh có thể nhận ra 16 chiếc cường kích hiện đại nhất Triều Tiên Su-25, 2 tiêm kích mạnh nhất Triều Tiên MiG-29 và tiêm kích lỗi thời MiG-19.