VPBank bán FE Credit: 1-2 năm đầu lợi nhuận có thể không tăng trưởng

Trong năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu, lợi nhuận thu được từ FE Credit có thể không tăng, nhưng dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng.
ĐHCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) diễn ra ngày 29/04 bàn về nhiều vấn đề như kế hoạch chuyển nhượng lần lượt 49% và 1% cổ phần của FE Credit (FEC) cho Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) và CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đồng thời đề xuất phương án phát hành ESOP 15 triệu cổ phiếu – tương ứng 0,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. 
Về kế hoạch năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2021 đạt 16,654 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2020.
Tổng tài sản được dự kiến ở mức 491,886 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm 2021. Trong đó, dư nợ cấp tín dụng mục tiêu 376,340 tỷ đồng, tăng 17%.
Nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá dự kiến đạt 327,280 tỷ đồng, tăng 11%. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng riêng lẻ dưới 3%.
VPBank ban FE Credit: 1-2 nam dau loi nhuan co the khong tang truong
 
Ngân hàng không đề xuất cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu cho năm tài chính 2020.
Thay vào đó, VPBank có kế hoạch ESOP là 15 triệu cổ phiếu với giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, được lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ hiện tại và dự kiến phát hành vào quý 3/2021. Thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm với 30% sẽ được mở khóa năm đầu tiên, 35% tiếp theo sau năm thứ hai và phần còn lại được giao dịch sau năm thứ ba. 
Liên quan đến thương vụ bán 49% vốn FE Credit cho đối tác Nhật, VPBank cho biết, sau khi bán vẫn là công ty con của VPBank. Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ SMBC phát triển FE Credit. Việc bán này không phải VPBank bỏ đi "con gà đẻ trứng vàng", mà tìm kiếm đối tác. Thực tế, VPBank đang mong muốn miếng bánh cho vay tiêu dùng phát triển hơn nhiều.
Trong năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu, lợi nhuận thu được từ FE Credit có thể không tăng, nhưng dài hạn sẽ tiếp tục tăng trưởng. FE Credit vẫn là một trong những bộ phận quan trọng của ngân hàng. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN