Cụ thể, doanh thu thuầntrong kỳ giảm 75% về mức 5.995 tỷ đồng, trong khi giá vốn chiếm đến 9.869 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến Vietnam Airlines ghi nhận lỗ gộp 3.874 tỷ đồng.
Đáng kể doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh gấp 2,3 lần cùng kỳ lên mức 903 tỷ đồng, trong đó, phần lớn là lãi chênh lệch tỷ giá và cổ tức, lợi nhuận được chia. Trong khi đó chi phí tài chính giảm mạnh từ 760 tỷ về 450 tỷ.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã tiết giảm các chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tuy nhiên Vietnam Airlines cũng đã phải ghi nhận lỗ 3.945 tỷ đồng trong quý 2/2020, cao hơn nhiều so với mức lỗ của quý 1 là 2.589 tỷ đồng.
Tính trong nửa đầu năm 2020, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần đạt 24.808 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ và lỗ ròng 6.534 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ vay ngắn hạn tại ngày 30/6 ngày càng tăng. Cụ thể, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm 11.103 tỷ đồng, tăng 70% so với đầu năm.
Còn tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm xuống mức 4.249 tỷ đồng, tức giảm 35% với đầu năm. Điều này cho thấy những áp lực lên dòng tiền của Vietnam Airlines trong ngắn hạn.
Về dòng tiền, Vietnam Airlines báo dòng tiền hoạt động kinh doanh âm hơn 5.300 tỷ đồng trong khi cùng kỳ thì có dòng tiền dương 5.300 tỷ đồng. Theo đó dòng tiền thuần trong kỳ ở mức 355 tỷ đồng.
Tính đến hiện tại, Công ty chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020, tuy vậy theo dự báo, sản lượng hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2020 sẽ giảm 48% so với 2019; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng/tháng, sau cắt giảm chi phí còn lỗ khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng.
Trong đó, đáng lo ngại nhất là nếu không nhận được khoản hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ trị giá 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ mất thanh khoản vào tháng 8/2020.