Vì sao dòng tiền là yếu tố quan trọng của thị trường chứng khoán?

Bắt đầu từ cuối tháng 6/2021, dòng tiền mặt bắt đầu giảm xuống và đi ngang, trong khi đó tiền margin lại tăng cao, so với bảng đánh giá thì đây là một tín hiệu không tốt.
Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ phiếu (hay chứng khoán)… 
Như vậy, đến chính khái niệm này cũng đã nói rõ, sự gặp nhau giữa người mua và người bán đó chính là thuận mua vừa bán và bản chất của việc mua/bán cổ phiếu là chuyển giao sở hữu sau khi giao dịch tiền xảy ra.
Từ đó, chúng ta có thể xác định được rằng, Quy mô của TTCK hay có thể hiểu một cách khác, đó là TTCK sẽ hấp dẫn, tăng tốt khi có nhiều NĐT tham gia (dòng tiền tham gia tăng lên), và hạ nhiệt khi dòng tiền giảm xuống. Liệu điều này có đúng hay không? Em cùng phân tích với các NĐT:
Vi sao dong tien la yeu to quan trong cua thi truong chung khoan?
 Hình trên là biểu đồ chỉ số VNIndex kèm thanh khoản, và thanh khoản là 1 cách để chúng ta xác định dòng tiền tham gia thị trường như thế nào (đại diện cho GTGD của thị trường).
Thời điểm 1: Vào giai đoạn đầu năm 2020, khi Covid-19 bắt đầu bùng phát, TTCK Việt Nam giảm điểm 2 tháng liên tiếp sau Tết Âm lịch. Trong thời điểm này, NĐT chúng ta đều có một quan điểm chung: Covid-19 diễn ra, tình hình sản xuất kinh doanh sẽ đình trệ, nền kinh tế bị ảnh hưởng, không phát triển được thì TTCK làm sao mà tăng được?....
Nhưng, không phải NĐT nào đặt một câu hỏi ngược lại: Covid-19 diễn ra như vậy, tiền đầu tư ở các kênh đầu tư khác, các doanh nghiệp không kinh doanh được, ngân hàng không giải ngân được, thì tiền đó sẽ đi đâu?.... Và khi TTCK Việt Nam giảm về một vùng giá thấp, đây sẽ là một kênh hấp dẫn và thu hút dùng tiền từ các kênh còn lại.
Thời điểm 2: Đó là khi các Ngân hàng bắt đầu đầu giảm lãi suất tiền gửi, dẫn đến kênh gửi tiết kiệm đã không còn hấp dẫn, dòng tiền gửi Ngân hàng bắt buộc phải đi vào nền kinh tế, và một số trong đó đã chảy vào TTCK, có thể thấy bắt đầu từ T7/2020 – thanh khoản thị trường bắt đầu tăng lên.
Thời điểm 3: khi Covid-19 lần thứ 2 diễn ra, phần lớn mọi người đều chấp nhận hoàn cảnh và làm quen dần với làm việc tại nhà, từ đó một lượng NĐT mới (hay gọi là F0) bắt đầu tham gia TTCK. Cụ thể từ thời điểm đó đến bây giờ, lượng TK mở mới liên tục lập kỷ lục về số lượng.
Thanh khoản tăng mạnh nhất vào T11/2020, khi Covid-19 lần thứ 3 diễn ra và duy trì thanh khoản tới giờ. Khi thanh khoản tăng lên đột ngột và giai đoạn đầu T11/2020, TTCK tăng một cách rất mạnh mẽ, hay có thể gọi là tăng sock khi dòng tiền tham gia vào quá lớn trong một thời điểm ngắn hạn.
Như vậy, dựa trên các Thời điểm trên, có thể thấy được sự quan trọng của Dòng tiền trên TTCK. Và chắc hẳn NĐT đọc tới đây sẽ thắc mắc là dòng tiền sẽ cứ vào thị trường một cách bất chấp như vậy?
Câu trả lời là KHÔNG, nó mang tính thời điểm. Chúng ta có thể nghe đến khái niệm Dòng tiền thông minh, đây là dòng tiền của NĐT chuyên nghiệp, những NĐT lớn, tổ chức và quỹ đầu tư lớn,...
Và dòng tiền chỉ “chảy” vào những nơi có cơ hội, đó là Một yếu tố Vĩ mô tốt, đó là sự kiểm soát dịch tốt, đó là khi VNIndex đã rơi về vùng giá hấp dẫn, hay có thể là sự “nóng lên” của dòng tiền đầu cơ ngắn hạn… nên khi những yếu tố kể trên không còn, thì dòng tiền sẽ có dấu hiệu rút ra.
Đọc đến đây rồi, NĐT có thể giải thích cho chính mình những câu hỏi mà mình không hiểu khác, đồng thời cũng hiểu được rằng thị trường thường bắt đầu chu kỳ tăng giá khi mọi thứ được xem là tồi tệ nhất và thường kết thúc chu kỳ tăng giá khi mọi thứ trở nên tốt đẹp nhất.
Phân loại Dòng tiền. Xác định Dòng tiền cần quan tâm
Phân loại Dòng tiền, hay có thể hiểu là phân loại tiền của từng nhóm NĐT, em xin chia theo quản điểm của em: (1) NĐT đã và đang trên thị trường; (2) NĐT mới – F0; (3) NĐT cũ gia tăng thêm tiền đầu tư; (4) NĐT nước ngoài và (5) Dòng tiền từ margin.
Nếu như chúng ta Xác định được dòng tiền như Phân loại trên thì rất tốt, giúp chúng ta định hình được cái gọi là Dòng tiền thông mình, cũng như xác định được sự đánh giá của các Tổ chức lớn, của các NĐT nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, với phân loại trên, em lại rút gọn lại một lần nữa để dễ phân tích hơn, từ đó xác định TTCK có bị tăng nóng hay không, phân loại thành: Dòng tiền mặt (tiền tươi) và Dòng tiền margin.
Bởi vì xét về tính chất, thì 2 dòng tiền là Tiền mặt và Tiền margin nó mới xác định được tính bền vững.
Với dòng tiền tăng lên không đến từ tiền tươi, mà đến từ tiền margin (tiền vay) thì tính bền vững sẽ không cao, vì tiền margin là dòng tiền nóng, mang tính đầu cơ ngắn hạn, đồng thời nó có “2 mặt như một con dao 2 lưỡi”.
Nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã diễn ra vì lượng tiền vay quá lớn của 1 kênh đầu tư nào đó trong quá khứ.
Bảng đánh giá Sự ảnh hưởng của 2 loại dòng tiền đến tính bền vững của TTCK như sau:
Vi sao dong tien la yeu to quan trong cua thi truong chung khoan?-Hinh-2
 
Nếu thêm điều kiện là TTCK đang tăng hay giảm thì sẽ chính xác hơn nữa, nhưng như vậy bài viết sẽ rất dài. Nên em chỉ dừng lại ở việc đánh giá như bảng trên, và ở thời điểm hiện tại, chúng ta cùng xem là TTCK Việt Nam đang ở tình trạng nào ở phần tiếp theo.
Dòng tiền hiện tại như thế nào? Cần quan tâm sự kiện gì trong thời gian tới
Vi sao dong tien la yeu to quan trong cua thi truong chung khoan?-Hinh-3

Hình trên là biểu đồ đại diện về dòng tiền của TTCK Việt Nam từ T4/2020 -> T8/2021, không phải là toàn bộ thị trường, nhưng cũng mang tính tương quan với xu hướng dòng tiền trên TTCK Việt Nam.
Cùng phân tích biểu đồ trên, có thể thấy được rằng:
Dòng tiền mặt (đường màu xanh) bắt đầu tăng lên mạnh vào T11/2020, song song với đó là tiền margin cũng tăng lên (đường màu đỏ), nếu so với bảng đánh giá trên thì đây là một tín hiệu tốt -> chỉ số VNIndex cũng có sự tăng giá rất mạnh mẽ giai đoạn này. Và tự tăng lên này cũng diễn ra song song vào các thời điểm T3 T4/2021, cho thấy lượng tiền vào thị trường rất lớn.
Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối T6/2021, dòng tiền mặt bắt đầu giảm xuống và đi ngang, trong khi đó tiền margin lại tăng cao, so với bảng đánh giá thì đây là một tín hiệu không tốt, vì sự tăng giá này đến từ dòng tiền margin, cho thấy thị trường đang diễn ra sự tăng giá không bền vững, một tín hiệu cần lưu ý -> VNIndex đã có sự điều chỉnh mạnh từ giai đoạn đầu T7/2021
Và chúng ta đều biết rằng, để hiểu hết “Dòng tiền” là một phạm vi rất rộng, cách làm của em là dựa trên dữ liệu lịch sử để đánh giá hiện tại.
Việc dòng tiền mặt ngừng gia tăng vào thị trường có rất nhiều lý do, có thể là do thị trường tăng quá nóng; do chỉ thị mới trong việc phòng chống dịch Covid-19 và dòng tiền phải quay lại sản xuất kinh doanh; do một số nhóm ngành lớn đã hết triển vọng;… có rất nhiều lý do để giải thích cho chuyện này, và nó nằm ngoài phạm vi tìm hiểu của chúng ta, chúng ta chỉ cần dựa trên số liệu để đánh giá từ đó giúp mình đưa ra hành động phù hợp cho kịch bản của TTCK.
Thị trường đang xấu hay chưa xấu?
Vi sao dong tien la yeu to quan trong cua thi truong chung khoan?-Hinh-4
 
1. Lực bán là rất lớn nếu nhìn vào số liệu về dòng tiền margin: nhìn biểu đồ trên, NĐT có thể thấy, dòng tiền margin liên tục tăng lên vào thời điểm thị trường tạo đỉnh 1.420 điểm đầu T7/2021 và vùng 1.380 điểm vào giữa T8/202, điều này cho thấy 1 lượng lớn NĐT đang giữ margin ở vùng giá cao -> điều này sẽ tạo một áp lực bán rất lớn lên chỉ số khi VNIndex phục hồi về các mốc kháng cự này, đây là hiện trạng hiện tại cần lưu ý, nó là thật -> Để chỉ số VNIndex tăng mạnh trở lại cần 1 dòng tiền rất lớn.
2. Thị trường đang trong giai đoạn đi ngang, chờ đợi dòng tiền tăng mạnh quay trở lại: có thể thấy theo biểu đồ, dòng tiền mặt vẫn biến động theo phương ngang, cho thấy dòng tiền chưa thật sự rút ra hoàn toàn khỏi TTCK. Mà ở đây cho thấy rằng, một số nhóm ngành lớn đã hết hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền lớn, với việc xuất hiện cơ hội ở nhóm Mid và Small Cap chỉ đủ để dòng tiền duy trì trạng thái cân bằng.
3. Thị trường còn triển vọng hay không? Theo em là vẫn có theo các nhóm ngành riêng lẻ, nhưng với sự tăng nóng thời gian vừa qua, cũng như những lý do để kích hoạt dòng tiền mạnh quay trở lại em trao đổi ở mục I, TTCK Việt Nam sẽ cần thêm thời gian để có thể vượt đỉnh cũ, cũng như chờ đợi các chính sách tiền tệ mới hoặc yếu tố kích hoạt dòng tiền khác,…
4. Với quan điểm Covid-19 là một biến số rất khó xác định, làm nhiễu nhiều dự báo của các chuyên gia. Một số điểm cần lưu ý trong thời gian tới:
(a) Hành động của Nhà nước về tình hình Covid-19, với việc triển khai hoạt động kinh doanh trở lại song song với chống dịch, trong ngắn hạn dòng tiền sẽ rút ra để phục vụ sản xuất kinh doanh, điều này sẽ tác động lên dòng tiền của TTCK. Còn nếu như tình hình Covid-19 còn nhiều biến động khó lường, thì kịch bản lại khác.
(b) Theo dõi các chính sách tiền tệ và tài khóa, đặc biệt là hoạt động tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi của Ngân hàng cũng sẽ là yếu tố để xác định dòng tiền có tiếp tục được kích hoạt vào thị trường hay không.
(c) Xem xét các báo cáo Đánh giá về Triển vọng các nhóm ngành được hưởng lợi trong thời gian tới, các nhóm ngành được dòng tiền quan tâm, cũng như dịch chuyển khẩu vị đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Lê Thành Đạt (Trưởng phòng Môi giới SSI Nguyễn Hữu Cảnh)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN