Vì sao cổ phiếu ngành thép giảm thê thảm?

Kết phiên 20/6, trong diễn biến đỏ lửa của thị trường cổ phiếu ngành thép trên sàn chứng khoán có phiên giao dịch "xanh sàn", HPG, HSG, NKG, TLH, SMC đo sàn về cuối phiên.
Diễn biến chung của thị trường kém tích cực từ đầu năm khiến xu hướng giảm xảy ra không chỉ riêng với ngành thép. Vấn đề của nhóm này còn là từng được kỳ vọng là một trong số ít hưởng lợi khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, nhưng các diễn biến thực tế theo hướng ngược lại.
Kết phiên 20/6, trong diễn biến đỏ lửa của thị trường cổ phiếu ngành thép trên sàn chứng khoán có phiên giao dịch "xanh sàn", HPG, HSG, NKG, TLH, SMC đo sàn về cuối phiên.
HPG tiếp tục bị bán mạnh, giảm sâu 24% trong vòng 1 tháng. Ngày 20/6, HPG Phát chốt quyền trả cổ tức 2021 tổng tỷ lệ 35% (5% tiền mặt, 30% cổ phiếu).
Ở lần trả cổ tức năm ngoái, HPG là một trong những cổ phiếu “hot” nhất thời điểm đó. Ngay phiên giao dịch không hưởng quyền, nhà đầu tư “đua lệnh” HPG, cổ phiếu lập tức tăng trần. Vốn hoá HPG cách đây hơn 1 năm đã từng vượt mốc 10 tỷ USD, nhưng nay giảm còn khoảng 5,8 tỷ USD (135.000 tỷ đồng).
Cũng như HPG, cổ phiếu thép tiếp tục điều chỉnh mạnh. HSG giảm sàn về 14.750 đồng/cp. NKG giảm 7% xuống 16.700 đồng/cp. TVN, POM, TLH cũng giảm sâu. Cổ phiếu đều đã giảm tới 50%, hoặc hơn kể từ đỉnh, là một trong những nhóm “rơi” mạnh nhất thời gian qua.
Vi sao co phieu nganh thep giam the tham?
 Cổ phiếu ngành thép đã giảm sâu.
Cổ phiếu thép đã không còn hot nhưng trước đó do nhiều nguyên nhân. Về cơ bản, ngành thép có tính chu kỳ cao và phần lớn các nhận định đều cho rằng các doanh nghiệp thép đều đã qua thời đỉnh cao lợi nhuận vào các quý giữa năm 2021.
Cụ thể, HSG và NKG đạt đỉnh lợi nhuận vào quý 2 trong khi HPG vẫn tăng trưởng thêm một quý. Đến quý 4/2021, tất cả các doanh nghiệp thép HPG (-29%), HSG (-32%), NKG (-26%),... đều đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với quý trước.
Tại ĐHĐCĐ Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ngày 24/5, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT HPG nêu lý do đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay giảm so với năm ngoái, dù quý 1 lãi cao: “Quý vị cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 đi rồi sẽ thấy. Lúc này, ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa là có kết quả kinh doanh quý 2/2022, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”.
Lý giải về những khó khăn của ngành thép, ông Trần Đình Long chỉ ra giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Cùng xu hướng đó, giá thép tại thị trường nội địa cũng đang trên đà giảm trong thời gian gần đây. Trong 1 tháng qua, giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm 4 lần liên tiếp, xuống quanh 17.2 - 18 triệu đồng/tấn.
Ở mảng tôn, giá thép HRC - nguyên liệu chính để sản xuất tôn, cũng giảm mạnh. Mới đây, Hòa Phát cũng đã thông báo giảm giá bán HRC khoảng 130 USD, xuống 793 USD/tấn, còn Fomorsa hạ giá bán HRC xuống 850 - 855 USD/tấn. Theo nguồn tin từ Steelmint, Fomorsa thậm chí còn chiết khấu thêm 30 - 50 USD/tấn cho người mua tại Việt Nam.
Ngược lại, giá than cốc lại liên tục tăng nóng trong thời gian qua và hiện vẫn đang neo tại vùng đỉnh lịch sử. Than là nguyên, nhiên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình sản xuất gang thép. Vì thế, việc giá than liên tục leo thang cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép.
Thêm nữa, căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine cũng tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy chi phí logistics tăng cao. Điều này gây áp lực không nhỏ lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép.
Một nguyên nhân nữa khiến ông Long thận trọng với triển vọng ngành thép là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "Zero Covid" khiến cho nhu cầu thép giảm tại thị trường này giảm. Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hòa Phát. Thực tế, đây vốn không phải là vấn đề của riêng Hòa Phát mà là khó khăn chung đối với ngành thép và khó có thể giải quyết trong "một sớm một chiều".
Đánh giá về triển vọng xuất khẩu thép, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng mức xuất khẩu cao của năm 2021 sẽ khó lặp lại. Điều này là do các đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, kết hợp với nhu cầu hàng không thiết yếu suy giảm do lạm phát kỷ lục tại châu Âu; cạnh tranh tại Mỹ gia tăng do nước này đã nới lỏng chính sách thuế quan với thép Nhật; và châu Âu và Nga đặt mục tiêu xuất khẩu nhiều hơn sang Đông Nam Á.
Dù nhận định trung lập nhưng Chứng khoán BSC cũng đánh giá biên lợi nhuận ngành thép sẽ suy giảm do giá bán thép bình quân năm 2022 giảm khi cạnh tranh trong ngành gia tăng.
Công ty chứng khoán này dự phóng lợi nhuận sau thuế của HPG sẽ giảm nhẹ 3,1% xuống 36.375 tỷ đồng trong khi HSG và NKG đều sụt giảm mạnh lần lượt 19% và 14,7% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 3.493 tỷ đồng và 2.002 tỷ đồng.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) có cái nhìn tích cực hơn khi đánh giá, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã làm thiếu hụt gần 40% thép dẹt, hơn 15% thép cuộn cán nóng cho thị trường EU và giúp các doanh nghiệp ngành thép có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
MASVN kỳ vọng, sau khi NKG hoàn tất mở rộng xưởng ở Bình Dương, dây chuyền tẩy và mạ sẽ được mở rộng công suất thêm 200.000 tấn, nâng tổng công suất của doanh nghiệp năm 2022 lên 1,3 triệu tấn. Trong bối cảnh nhu cầu xây lắp tăng trưởng trở lại, tổng sản lượng năm 2022 và 2023 của NKG có thể đạt lần lượt 1,27 triệu tấn (tăng 9,5%) và 1,4 triệu tấn (tăng 9%).
Với HPG, MASVN dự phóng, tổng sản lượng 2022 có thể đạt 9,614 triệu tấn (tăng 8,4% so với năm 2021), trong đó, sản lượng thép xây dựng đạt 4,249 triệu tấn (tăng 12%). Ngoài ra, HPG đang bắt đầu chi vốn cho Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2024.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN