Khối lượng giao dịch cũng tăng cao lên hơn từ 600.000-800.000 đơn vị, trong khi các phiên trước đó chỉ 100.000-200.000 đơn vị.
Trái với đà tăng đột biến này là sự đi xuống của kết quả kinh doanh trong quý 3 vừa được CSV công bố.
Cụ thể, trong quý 3, CSV ghi nhận 263 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 21% so cùng kỳ. Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính 9 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, các chi phí không có quá nhiều biến động. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của CSV vẫn đạt 50 tỷ đồng, giảm 15%.
Luỹ kế 9 tháng, CSV đạt 772 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 214,5 tỷ đồng, đạt gần 84% kế hoạch cả năm (257 tỷ đồng). Còn lãi sau thuế là 145 tỷ đồng, giảm 15% so cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh bi quan là vậy song vì sao cổ phiếu CSV lại tăng vọt đột biến trong vài ngày gần đây?
Điều này có lẽ xuất phát từ thông tin được nhiều nhà đầu tư chia sẻ gần đây là việc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) bán bớt vốn để giảm sở hữu từ 65% xuống 51%.
Đặc biệt, theo văn bản này, giá khởi điểm lên đến 136.300 đồng/cp theo chứng thư thẩm định giá ngày 29/6/2020 do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC lập.
Tuy nhiên, đến nay chưa có bất cứ thông báo chính thức nào từ các cơ quan chức năng liên quan đến vấn đề thoái vốn này. Nhất là tại đại hội đồng cổ đông hồi tháng 6/2020 khi được nhà đầu tư chất vấn khi nào Vinachem sẽ thoái vốn nhưng lãnh đạo vẫn không biết kế hoạch.