Trồng cây đinh lăng lá nhỏ làm cây thuốc quý cho cả gia đình

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng lá nhỏ vừa làm cảnh sân vườn vừa có thể trồng làm cây thuốc. Cây đinh lăng cũng mang lại kinh tế cao nếu trồng ở diện tích lớn.
Cây đinh lăng lá nhỏ (còn gọi là cây gỏi cá), tên khoa học là Polyscias fruticosa, họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây đinh lăng lá nhỏ có thể cao 2 m, thân màu xám, mang nhiều vết sẹo to. Lá mọc so le, kép, lông chim 2 - 3 lần, có mùi thơm khi vò nát. Cũng chính bởi kỹ thuật trồng cây đinh lăng tương đối đơn giản nên ở Việt Nam, cây có từ lâu đời trong nhân dân dùng làm cảnh, làm rau và làm thuốc.
Điều kiện thích hợp trồng cây đinh lăng lá nhỏ
Cây đinh lăng lá nhỏ là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 2 hoặc tháng 8.
Ảnh minh họa. 
Đất trồng cây đinh lăng lá nhỏ
Cây trồng được trên nhiều loại đất (kể cả với vùng đất nhiễm mặn), trồng trong chậu, cây vẫn mọc tốt. Dùng 3 - 5 kg phân chuồng hoai mục bón lót dưới đáy chậu, trên đổ tro trấu, xơ dừa, đất thịt.
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng lá nhỏ
Trồng cây đinh lăng có thể trồng bằng cách giâm cành. Để việc trồng cây đinh lăng lá nhỏ thành công thì bước đầu tiên cần phải chọn thân nhánh có kích thước khoảng 1,5 – 2cm. Sau đó cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn khoảng 18-20 cm bằng dao bén, tỉa bớt lá để hạn chế thoát nước.
Nếu muốn rễ ra nhanh có thể chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích như Atonik, NAA, N3M, Root,… Sau đó ghim hom giống sâu 5 – 7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15 -18 cm, dùng ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.
Cách chăm sóc cây đinh lăng lá nhỏ
Sau khi trồng cây đinh lăng lá nhỏ xong cần tưới nước bằng vòi nước nhẹ. Sau thời gian từ 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra và bắt đầu ra rễ. Khi thấy cây sinh trưởng tốt ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì có thể thay chậu, thời gian ước tính là từ 50 – 60 ngày sau khi giâm cành.
Cắm một đoạn thân hoặc cành vô chậu đất, tưới nước, một thời gian sau cây đâm rễ. Định kỳ bón phân NPK hay phân vi sinh. Đinh lăng không có sâu bệnh gì nghiêm trọng. Cây trồng 5 năm có thể thu hoạch rễ, nếu để lâu hơn, năng suất và chất lượng rễ càng cao.
Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ
Cây đinh lăng hiện nay theo Đông y và khoa học có nhiều loại. Cách phân biệt qua hình dạng và kích thước lá. Phổ biến cây đinh lăng lá có lá nhỏ hay còn gọi lá cây gỏi cá được trồng nhiều do lá cây được dùng như một loại rau sạch có vị thuốc tốt cho sức khỏe. Lời khuyên cho các gia đình là nên trồng vài chậu cây đinh lăng trong nhà để điều trị các bệnh thông thường.
Theo y học cổ truyền, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết,… tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây với điều kiện cây đã trồng được 3 năm trở lên. Công dụng của cây đinh lăng, bộ phận rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Bộ phận là chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Phần thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Theo An Dương/VietQ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN