“Soái ca đóng giày 4.0” đi gọi vốn và kết quả bất ngờ

“Đóng giày công nghệ 4.0” của soái ca này đã chinh phục được 3/5 “cá mập”.
 
Tham gia Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ trong tập 9, chàng trai trẻ Lê Thanh giới thiệu mình là nhà sáng lập và giám đốc điều hành của thương hiệu ShoeX và ứng dụng Scan Fit. Cuộc gọi vốn của anh mở màn đầy ấn tượng với lời mời thử giày và đo giày dành cho các nhà đầu tư.
Sau trải nghiệm của các shark, Lê Thanh giới thiệu, ShoeX là công ty tạo nên các đôi giày cao cấp từ kỹ thuật làm giày truyền thống, mang đến thời gian sử dụng lên tới 5-10 năm. Điều đặc biệt ở đây là, ShoeX đã cho ra mắt và sử dụng thêm ứng dụng Scan Fit, áp dụng công nghệ 4.0 để đóng giày đúng kích cỡ của từng người, tránh việc đổi trả do không ưng ý khi mua hàng online, đồng thời mang đến trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng.
Với ứng dụng đặc biệt nói trên, khách hàng chỉ cần tải App về điện thoại di động, đo kích cỡ chân, chọn mẫu giày và gửi các thông số tới ShoeX. Thời gian hoàn thiện 1 “đôi giày 4.0” chỉ khoảng 1 tuần, có thể nhanh hơn.
“Soai ca dong giay 4.0” di goi von va ket qua bat ngo
 Lê Thanh - chàng "soái ca đóng giày 4.0".

“Soai ca dong giay 4.0” di goi von va ket qua bat ngo-Hinh-2
Màn đo giày cho shark Hưng. 

Đến với Shark Tank Việt Nam, Lê Thanh kêu gọi số vốn 4 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần công ty. Anh chia sẻ, với số tiền này, anh sẽ sử dụng 40% cho sale, marketing, 30% cho sản xuất, 20% cho R&D và 10% còn lại là tối ưu hệ thống bán hàng.
Nhà sáng lập của ShoeX hào hứng chia sẻ: “Em rất ấn tượng với câu của anh Phú: Từ khi bước đi khởi nghiệp, tôi chưa lỗ tháng nào hết. Em cũng như vậy. Dòng tiền luôn luôn dương”.
Anh Thanh cho hay, doanh thu năm 2016 của ShoeX là 4 tỷ đồng. Đến năm 2017, anh bán được khoảng 500 đôi giày, doanh thu tăng lên 4,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 900 triệu đồng.
Mức giá bán ra trung bình cho mỗi đôi giày của ShoeX là 11,5 triệu đồng với tuổi thọ khoảng 10 năm. Tuy nhiên, công ty đang hướng tới những đôi giày thời trang, giá “mềm” hơn, chỉ khoảng 2-3 triệu đồng và độ bền từ 2-3 năm. Lượng khách hàng của ShoeX chủ yếu là mua trực tiếp, chiếm tới 80% tổng số. Chất lượng giày theo Lê Thanh quá bền nên số khách quay lại để mua mẫu mới chỉ có khoảng 30%.
Sau khi nghe bài thuyết trình của Lê Thanh, shark Phú cho rằng mức tăng trưởng của ShoeX chỉ đạt 10%/năm là quá thấp nên quyết định không đầu tư.
Shark Dzung với kinh nghiệm từng đầu tư vào lĩnh vực giày dép thì nhận định, một công ty giày mà doanh thu chỉ đạt khoảng 4 tỷ đồng/năm thì hơi ít nên cũng quyết định không đầu tư.
Tỏ ra thích thú với mô hình kinh doanh này, shark Hưng đưa ra đề nghị 4 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần của ShoeX. Shark Thủy cũng gia nhập cuộc chơi và đề nghị 5 tỷ đồng cho 40% cổ phần công ty.
Bày tỏ không quá am hiểu về thời trang nhưng cảm thấy hứng thú với mô hình kinh doanh của ShoeX, shark Linh đề nghị “bắt tay” cùng đầu tư với shark Hưng.
Cuối cùng, sau khi suy nghĩ, Lê Thanh quyết định chọn “liên minh” Shark Hưng và Shark Linh. Thương vụ thành công với 4 tỷ đồng đổi lấy 36% cổ phần của công ty.
Theo Nguyễn Bình/Dân Việt

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN