Sau khi Vinamilk thâu tóm, GTNfoods sẽ có những 'lột xác' đầu tiên

HĐQT GTNfoods sẽ trình cổ đông phương án thoái vốn tại 3 công ty con là nông nghiệp, khai thác tài sản và hàng tiêu dùng để tái cấu trúc.

Ngày 16/12 tới, CTCP GTNfoods (HoSE: GTN) sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông bất thường bàn về phương án tái cấu trúc công ty trong bối cảnh CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM) đã nắm hơn 40% vốn cổ phần tại đây.

HĐQT GTNfoods sẽ trình cổ đông phương án thoái vốn tại 3 công ty con là nông nghiệp, khai thác tài sản và hàng tiêu dùng để tái cấu trúc.

Theo đó, GTNfoods sẽ thoái vốn hoàn toàn tại CTCP Nông nghiệp GTN (GTNfarm) với giá chuyển nhượng hơn 490 tỷ đồng, tương ứng 99,99% vốn.

Đồng thời, GTNfoods cũng bán hết 100% vốn tại CTCP Đầu tư và Khai thác Tài sản GTNfoods với giá 235,5 tỷ đồng, tương ứng 99,95% vốn.

Ngoài ra, GTNfoods cũng bán hết 100% vốn tại Công ty TNHH Hàng tiêu dùng GTNfoods (GTNfoods Consumers) với giá 8 tỷ đồng.

Như vậy, nếu việc giao dịch bán các công ty này thành công, GTNfoods sẽ thu về hơn 733 tỷ đồng.

Sau khi Vinamilk thau tom, GTNfoods se co nhung 'lot xac' dau tien
 

Từ khi Vinamilk chào mua công khai cổ phần của GTNfoods đã có nhiều xáo trộn trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này. Hiện Vinamilk đang nắm hơn 40% cổ phần GTNfoods và là cổ đông lớn nhất.

GTNfoods có sức hút đặc biệt với Vinamilk. Giá trị tài sản lớn nhất của GTNfoods đó là sở hữu chi phối Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea), Sữa Mộc Châu và thương hiệu rượu vang Ladofoods. Sau quá trình tái cơ cấu, GTN thâu tóm Vilico đã dành nhiều tâm sức và tài chính để đầu tư cho Sữa Mộc Châu, nâng tầm thương hiệu này.

Đặc biệt, Sữa Mộc Châu có nhiều cơ hội xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc với khoảng cách địa lý gần, chất lượng sữa tươi đảm bảo. Hiện tại Sữa Mộc Châu đang hoàn thành các thủ tục đăng ký xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc với sản lượng trước mắt dự kiến từ 15-20 nghìn tấn sữa/năm.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN