|
Nợ xấu SaigonBank tăng. |
Nguyên nhân chính đến từ việc thu nhập lãi thuần sụt giảm 18% và các nguồn thu ngoài lãi hầu hết đều giảm, đặc biệt là lãi từ dịch vụ (-24%) và lãi từ kinh doanh ngoại hối (-77%). Trong khi đó, chi phí hoạt động của ngân hàng lại tăng 14%.
Bên cạnh kết quả kinh doanh kém khả quan, chất lượng tài sản của Saigonbank cũng có dấu hiệu xấu đi. Nợ xấu của ngân hàng tăng 16% so với đầu năm, lên hơn 469 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cũng tăng từ 2,03% lên 2,38%.
Tính đến cuối quý I/2024, tổng tài sản của ngân hàng tăng thêm 1% so với đầu quý, lên 31.863 tỷ đồng. Cho vay khách hàng giảm 1%, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 82%, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 31%.
Đầu 2024, Saigonbank đặt ra mục tiêu kinh doanh với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng, bao gồm: tổng tài sản đạt 32.300 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ; vốn huy động đạt 27.300 và dư nợ cho vay đạt 23.000 tỷ đồng tỷ đồng, tăng lần lượt 3% và 12.87% so với đầu năm. Lợi nhuận trước thuế tăng 11%, đạt 368 tỷ đồng.
So với kế hoạch đề ra, Saigonbank mới chỉ thực hiện được hơn 18% mục tiêu lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn đang được kiểm soát dưới 3% theo kế hoạch, nhưng có xu hướng tăng nhanh.
Lãnh đạo Saigonbank cho biết ngân hàng đang nỗ lực xử lý nợ xấu, tuy nhiên đây là vấn đề khó khăn và cần nhiều thời gian. Ngân hàng đã lập ban thu hồi nợ, khả năng chính số nợ thu hồi sẽ giúp ngân hàng có khoản thu nhập bất thường.