Cụ thể, BIDV sắp bán đấu giá 25 bất động sản tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, trong đó điển hình là 6.333 m2, 4.955 m2, 1.196 m2, 2.485 m2 đất và tài sản gắn liền tại ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây...
Cùng ngày, BIDV cũng lựa chọn tổ chức thẩm định 4 quyền sử dụng đất tại quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 3 (TPHCM).
Đồng thời thu giữ tài sản đảm bảo của 2 cá nhân là tàu cá vỏ thép, lưới rê được đóng năm 2015-2016 tại Hải Phòng.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ xấu của BIDV tăng gần 17% lên 22.769 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù nợ xấu của VietinBank kỳ này tăng mạnh hơn 47% khi nhận 15.968 tỷ đồng và Vietcombank tăng gần 11% lên 6.433 tỷ đồng thì vẫn không "bắt kịp" được với BIDV.
Nghĩa là tổng nợ xấu của Vietcombank và VietinBank cộng lại cũng chỉ ở mức hơn 22.400 tỷ đồng, vẫn còn kém một mình BIDV.
Trong cơ cấu nợ xấu của BIDV, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17% khi chiếm hơn 13.000 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của BIDV tăng từ mức 1.75% đầu năm lên 2% vào cuối kỳ.
Điều này thực sự đáng quan ngại khi nợ xấu tại thời điểm kết thúc quý 1 giảm nhưng lại tăng trong quý 2.
BIDV luôn “dẫn đầu” về tổng nợ xấu so với các nhà băng khác, do đó, nhà băng này đã bắt đầu chủ động xử lý nợ nội bảng từ năm 2017 và ghi nhận tổng cộng 43 nghìn tỷ đồng (không tính VAMC) trong giai đoạn 2017-2019.
Trong bối cảnh mức cơ sở lớn của tài sản thế chấp trong giai đoạn xử lý, nhiều công ty chứng khoán tin rằng thu nhập từ thu hồi nợ xấu của BIDVsẽ đạt mức đáng kể trong vài năm tới.