Những tín hiệu cho thấy dòng vốn đầu tư toàn cầu đang trở lại với cổ phiếu

Trong báo cáo phát hành ngày 25/11, Chứng khoán SSI cho rằng đang có tín hiệu đảo chiều của dòng vốn vào cổ phiếu.

Tín hiệu đảo chiều của dòng vốn

Theo SSI, sau khi hút vốn mạnh trong năm 2017, các quỹ đầu tư cổ phiếu vẫn giữ chân được dòng vốn trong gần hết năm 2018.

Tuy vậy, sức ép của lần tăng lãi suất thứ 4 trong tháng 12/2018 đã khởi đầu cho sự dịch chuyển dòng vốn từ cổ phiếu sang trái phiếu.

Thống kê cho thấy, kể từ tháng 12/2018 đến tháng 10/2019, đã có 277 tỷ USD rút khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu. Đây là đợt rút vốn mạnh nhất và kéo dài nhất của cổ phiếu trong vòng 4 năm trở lại đây.

Nhung tin hieu cho thay dong von dau tu toan cau dang tro lai voi co phieu
 

Ngược lại, cùng thời gian này, các quỹ đầu tư trái phiếu có 372 tỷ USD dòng vốn vào.

Theo SSI, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ảm đạm cùng với sự leo thang xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đã làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư. E ngại rủi ro, dòng tiền tìm đến các kênh trú ẩn an toàn là trái phiếu, vàng và đồng tiền phòng vệ, trực tiếp khiến giá các loại tài sản này tăng mạnh.

Chỉ trong tháng 6, 7 và 8, giá vàng đã tăng trên 20%. Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ giảm sâu và cũng chạm đáy vào cuối tháng 8.

Để ứng phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ do cuộc chiến thương mại gây ra, Fed đã chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng với 3 lần hạ lãi suất từ tháng 7.

Sau mỗi lần Fed giảm lãi suất, các quỹ đầu tư cổ phiếu đều ghi nhận có dòng vốn vào. Tuy nhiên, phải đến lần giảm thứ 3 vào cuối tháng 10, dòng vốn vào cổ phiếu mới ghi nhận dương 3 tuần liên tiếp.

Các quỹ cổ phiếu ở cả thị trường mới nổi và phát triển đều ghi nhận dòng vốn vào, trong đó nhiều nhất là các quỹ đầu tư toàn cầu và dưới dạng quỹ ETF.

Khảo sát mới nhất ngày 12/11/2019 của Bank of America Merrill Lynch cho thấy những thay đổi tích cực trong triển vọng tăng trưởng kinh tế và thay đổi định hướng phân bổ tài sản.

Có 43% nhà quản lý quỹ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong vòng 12 tháng tới – tăng 6% so với mức 37% tại khảo sát tháng 10 và là mức tăng tỷ trọng mạnh nhất theo tháng kể từ 1994 đến nay; và 52% tin tưởng rằng cổ phiếu sẽ là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong năm 2020.

Các chỉ số chứng khoán S&P 500 và Dow Jones tăng 23.4% và 19.1% kể từ đầu 2019 đến nay nhờ đảo chiều chính sách từ thắt chặt sang nới lỏng của Fed và các chỉ số kinh tế vẫn khá vững vàng của Mỹ.

Các chỉ số đo lường xác suất khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đều giảm trong đợt công bố mới nhất.

Với các tín hiệu từ kinh tế, chính sách tiền tệ và khảo sát các nhà đầu tư, thời điểm hiện tại có thể là lúc giới đầu tư nhận thấy có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu tư cổ phiếu và cần phải thay đổi chiến lược phân bổ tài sản.

Nhung tin hieu cho thay dong von dau tu toan cau dang tro lai voi co phieu-Hinh-2


Nhung tin hieu cho thay dong von dau tu toan cau dang tro lai voi co phieu-Hinh-3

Vẫn phải thận trọng với rủi ro dòng vốn đảo chiều trở lại
Cổ phiếu ở các thị trường mới nổi có mối liên hệ rõ ràng hơn với dòng vốn của các quỹ đầu tư so với các thị trường phát triển.
Chỉ số MSCI Emerging market đã có lúc tăng tới hơn 4% trong 3 tuần vừa qua, khi có khoảng 5.2 tỷ USD chảy vào cổ phiếu của các thị trường mới nổi và trong bối cảnh căng thẳng thương mại tạm lắng.
Niềm tin vào các nỗ lực trong cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc trước kỳ bầu cử 2020 của Mỹ và thời kỳ vốn rẻ tràn lan trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu.
Tuy nhiên, dòng vốn tăng thêm 4 tuần vừa qua ở EM tập trung nhiều vào các quỹ đầu tư toàn cầu và phần nhiều đổ vào thông qua các ETF nên dòng vốn vào nhanh nhưng cũng có thể ra nhanh.
Chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất có thể làm đảo chiều dòng vốn.
Kể từ tuyên bố áp thuế lần đầu tiên lên 50 tỷ hàng hóa Trung Quốc của Mỹ vào ngày 15/6/2018, dòng vốn của các quỹ cổ phiếu ở thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) đã có đợt rút mạnh kéo dài 6 tháng liền và đảo chiều trong 5 tháng đình chiến sau đó.
Lần đình chiến thứ hai kéo dài đúng 1 tháng (7/2019) cũng khiến dòng vốn ra chững lại. Giai đoạn hiện tại có thể coi là lần đình chiến thứ 3 và diễn biến dòng vốn cũng rất tương thích. Bởi vậy, bất kỳ tín hiệu tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng vốn vào các thị trường mới nổi.
Riêng với Trung Quốc, dòng vốn đầu tư trở về nước để hỗ trợ nền kinh tế từ nửa cuối 2018 đã bắt đầu suy giảm.
Có vẻ như các nguồn vốn đầu tư mà Bắc Kinh có thể chi phối đã chạm giới hạn trong khi những diễn biến ảm đạm của kinh tế trong nước đã khiến dòng vốn rời bỏ Trung Quốc gia tăng. Theo dữ liệu của EPFR, outflow khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu của Trung Quốc là ~10 tỷ USD.

Nhung tin hieu cho thay dong von dau tu toan cau dang tro lai voi co phieu-Hinh-4

Dòng vốn ETF và giao dịch khối ngoại tại thị trường Việt Nam đang trái chiều

Nhìn lại quá khứ, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 6 và 7 khi các quỹ ETF ghi nhận dòng vốn vào nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc.

Thời gian này xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu.

Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 8 đã khiến giới đầu tư ngay lập tức chuyển hướng phòng thủ.

Trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra vào đan xen nhưng vào vẫn có phần nhỉnh hơn.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11). Đây phần nhiều là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.

"Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đổ vỡ của đàm phán thương mại Mỹ - Trung, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được hy vọng sẽ tích cực hơn, từ đó tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối 2019, đầu 2020" -  SSI nhận định.

Nhung tin hieu cho thay dong von dau tu toan cau dang tro lai voi co phieu-Hinh-5

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN