Những nhà băng nào 'giàu sụ' nhờ bancassurance?

Những mối nhân duyên giữa nhà băng và các đối tác bảo hiểm trong giai đoạn 20127-2020 đã giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận ổn định hơn trong thời gian qua.
Theo báo cáo triển vọng ngành ngân hàng 2021, Chứng khoán BSC cho rằng ngành ngân hàng hiện đang ở vị thế tốt trong việc chống đỡ rủi ro và có thể tận dụng sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2021 để làm bàn đạp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng và thu hút nhà đầu tư là việc nhiều nhà băng là bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp.
Thậm chí, một vài ngân hàng tiếp tục triển khai ký kết hợp đồng độc quyền bancassurance, giúp ghi nhận thêm lợi nhuận bất thường lớn từ phí trả trước này.
Cùng nhìn lại những mối nhân duyên giữa nhà băng và các đối tác bảo hiểm trong giai đoạn 20127-2020.
Nhung nha bang nao 'giau su' nho bancassurance?

Trong đó, nổi bật nhất là hợp đồng giữa FWD với Vietcombank (2020) với thời hạn 15 năm nhưng phí trả trước lên tới 9.200 tỷ đồng; tiếp theo là Sunlife với ACB (ACB) ghi nhận phí trả trước 8.400 tỷ đồng. Sunlife cũng đang có hợp đồng với TPBank (2019) với phí trả trước 1.840 tỷ
Manulife gây bất ngờ năm 2020 khi mua lại Aviva Việt Nam và giành “ghế” bán bảo hiểm độc quyền tại VietinBank trong 16 năm. Hiện chưa có số liệu về thời hạn cũng như phí trả trước nhưng Ban lãnh đạo VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng của mảng bán chéo bảo hiểm sau thương vụ sẽ tăng trưởng 30% mỗi năm và đóng góp 6-8% thu nhập từ dịch vụ.
Đồng thời, Manulife cũng đang có hợp đồng bảo hiểm độc quyền với Techcombank (từ 2017) với phí trả trước là 1.446 tỷ đồng.
Ngoài ra, Prudential cũng có mối lương duyên với VIB (2019) là 1.840 tỷ phí trả trước và SSB (2020) là 2.320 tỷ đồng.
Theo BSC, trong năm 2021, có 2 ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng độc quyền bancassurance gồm có MSB và HDBank.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng sẽ ghi nhận lợi nhuận từ phí trả trước (upfront fee) bắt đầu từ năm 2021 gồm có ACB, VietinBank và Vietcombank giúp đóng góp thêm vào thu nhập ngoài lãi cho toàn ngành ngân hàng.
Nhung nha bang nao 'giau su' nho bancassurance?-Hinh-2
 
Bancassurance có vị trí vững chắc hơn trong thu nhập tài chính ròng của các ngân hàng
Chứng khoán SSI ước tính thu nhập ngoài lãi của ngành ngân hàng năm 2021 sẽ tăng 8.7% so với năm 2020 do thu nhập thuần từ phí phục hồi tăng 19.2%
Trong đó, SSI cho rằng thu nhập kinh doanh ngoại hối kém thuận lợi vì nguồn cung ngoại tệ sẽ vẫn tương đối dồi dào vào năm 2021, nhưng việc NHNN ngừng mua ngoại tệ giao ngay và chuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang sẽ khiến các NHTM chịu gánh nặng rủi ro ngoại hối lớn hơn và tỷ giá có thể biến động nhiều hơn. Do đó, giá trị giao dịch ngoại hối có thể vẫn cao, nhưng thu nhập ngoại hối của các ngân hàng có thể giảm vào năm 2021.
Đồng thời thu nhập từ kinh doanh và đầu tư chứng khoán có thể kém khả quan khi lợi suất trái phiếu chính phủ giảm mạnh (100-130 điểm cơ bản) vào năm 2020, tạo điều kiện sinh lời cho kinh doanh và đầu tư chứng khoán. Với mức lợi suất thấp lịch sử, khả năng giảm tiếp trong năm 2021 rất thấp. Ngoài ra, biến động mạnh trong năm 2020 khó có thể tái diễn. SSI Rsearch ước tính thu nhập từ kinh doanh và đầu tư trái phiếu chính phủ có thể thấp hơn năm 2020.
Tuy nhiên, thu nhập thuần từ phí dịch vụ thanh toán phục hồi sẽ bù đắp cho sụt giảm thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ.
Mặt khác, bancassurance có vị trí vững chắc hơn trong thu nhập tài chính ròng của các ngân hàng. Các hợp đồng bancassurance độc quyền lớn đã hoàn tất vào cuối năm 2020, cho phép các ngân hàng ghi nhận phí trả trước trong vài năm tới.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN