Nhiều vi phạm trong sử dụng vốn, HSBC Việt Nam bị xử phạt

 HSBC VN bị phạt về 3 hành vi vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng còn vi phạm liên quan số lượng thành viên Hội đồng xử lý rủi ro không đầy đủ theo quy định trong 8 tháng.
Theo Tạp chí Ngày nay, mới đây, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Ngân hàng Nhà nước) ban hành quyết định xử phạt đối với Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC VN). HSBC VN bị phạt về 3 hành vi vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng. Ngoài ra, Ngân hàng còn vi phạm liên quan số lượng thành viên Hội đồng xử lý rủi ro không đầy đủ theo quy định trong 8 tháng.
Theo tìm hiểu, HSBC Việt Nam là ngân hàng 100% vốn nước ngoài, được thành lập và hoạt động từ năm 2008. Vốn điều lệ của nhà băng này là 7.528 tỷ đồng. Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp lý của ngân hàng này là ông Timothy Mark Redvers Evans.
Chủ sở hữu của HSBC Việt Nam là Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC Hồng Kông), có trụ sở chính tại Hong Kong, Trung Quốc. Đại diện chủ sở hữu là đồng Tổng giám đốc - ông David Y C LIAO và ông Surendra ROSHA.
Nhieu vi pham trong su dung von, HSBC Viet Nam bi xu phat
 Ảnh minh họa.
Nhiều tồn tại, sai sót
Trước đó, theo Nhịp sống Thị trường, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng I vừa có Kết luận thanh tra đối với HSBC Việt Nam (thời kỳ từ 1/1/2021 đến 31/5/2024)
Theo đó, sau 16 năm đi vào hoạt động, HSBC Việt Nam đã thiết lập bộ máy tổ chức từ HĐTV, BKS, NĐH đến các Khối và các bộ phận/phòng thuộc Trụ sở chính, Chi nhánh và các Ủy ban/Hội đồng trực thuộc HĐTV và TGĐ, giúp việc cho HĐTV, BKS và TGĐ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức bộ máy của HSBC VN đáp ứng được yêu cầu quản lý, hoạt động trong điều kiện hiện tại.
HSBC Việt Nam đã ban hành điều lệ, hệ thống chính sách, cơ chế, quy trình, quy định nội bộ và vận hành hệ thống thông tin quản lý để điều hành công tác tổ chức và hoạt động của ngân hàng.
Trong thời kỳ thanh tra, HĐTV, Chủ tịch HĐTV, BKS, Trưởng BKS và Tổng giám đốc đều đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật Các TCTD năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của HSBC VN.
HSBC Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống (hoạt động cấp tín dụng; hoạt động huy động vốn...). Nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (duy trì dưới 1% trong thời kỳ thanh tra). HSBC Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy định nội bộ liên quan đến các nội dung thanh tra. HSBC Việt Nam tuân thủ quy định của pháp luật và quy định nội bộ về mua, bán ngoại tệ và chuyển tiền ra nước ngoài.
HSBC VN đã thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, về lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng, gói tín dụng và các loại lãi suất cho vay khác (nếu có) trong năm 2023, 2024, về hỗ trợ lãi suất và các chính sách nội bộ, quyết định, nghị quyết của HĐTV..., trong đó có việc thực hiện bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành ngân hàng.
Trong thời kỳ thanh tra, HĐTV, Chủ tịch HĐTV, BKS, Trưởng BKS và TGĐ đều đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật Các TCTD năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của HSBC VN.
HSBC Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống (hoạt động cấp tín dụng; hoạt động huy động vốn...). Nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (duy trì dưới 1% trong thời kỳ thanh tra). HSBC VN đã ban hành đầy đủ các quy định nội bộ liên quan đến các nội dung thanh tra... 
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất
Cũng theo Nhịp sống Thị trường, Cơ quan thanh tra xác định, HSBC Việt Nam mắc 3 hành vi vi phạm hành chính nên ngày 25/9/2024, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 88/QĐ-XPHC đối với HSBC Việt Nam…
Ngoài ra, HSBC Việt Nam còn một số tồn tại, sai sót khác liên quan đến biên bản họp của BKS, quy định nội bộ và báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ của Kiểm toán nội bộ, mẫu thỏa thuận cho vay có thông tin cần được ghi cụ thể hơn.
Những vi phạm, tồn tại, sai sót nêu trên của HSBC Việt Nam chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan, khách quan như: Thiếu sự rà soát kỹ lưỡng một số quy định pháp luật dẫn đến chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, tồn tại, sai sót liên quan đến các nội dung thanh tra; HĐTV, BKS, NĐH (trong đó có Tổng giám đốc) chưa chỉ đạo sát sao bộ phận tham mưu rà soát kỹ để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và thực tế hoạt động tại HSBC Việt Nam.
Trách nhiệm là HĐTV, BKS, NĐH của HSBC Việt Nam trong từng thời kỳ chịu trách nhiệm chung cho các vi phạm, tồn tại, sai sót nêu trên. Ngoài ra, trách nhiệm cụ thể đối với từng vi phạm, tồn tại, sai sót nêu trên thuộc về chủ sở hữu của HSBC Việt Nam (Ngân hàng HSBC Hồng Kông) và các cá nhân khác có liên quan đến từng vi phạm, tồn tại, sai sót.
Chịu trách nhiệm cao nhất cho những vi phạm, tồn tại, sai sót là ông Timothy Mark Redvers Evans - Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của HSBC Việt Nam.
Theo VietNamFinance, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I đề nghị HĐTV, BKS, NĐH của HSBC Việt Nam nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc về các vi phạm, tồn tại, sai sót phát hiện qua thanh tra; đề ra các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa, hạn chế vi phạm, sai sót, rủi ro phát sinh; chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thực hiện kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với các vi phạm, tồn tại, sai sót và xử lý theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ của HSBC Việt Nam.
Ban lãnh đạo HSBC Việt Nam chấn chỉnh toàn hệ thống thực hiện kiểm tra, rà soát các quy định nội bộ cũng như hồ sơ cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, quy định nội bộ và an toàn hoạt động của hệ thống; 
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các cá nhân, bộ phận có liên quan đến các vi phạm, tồn tại, sai sót tại HSBC Việt Nam đã được phát hiện qua thanh tra; ban kiểm soát có văn bản chỉ đạo bộ phận Kiểm toán nội bộ, hội đồng thành viên có văn bản chỉ đạo tổng giám đốc, tổng giám đốc có văn bản chỉ đạo các bộ phận tham mưu rà soát, kiểm tra theo đúng chức năng, nhiệm vụ đối với các quy trình, quy định nội bộ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ được kiểm toán, kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ hoặc đột xuất, tăng cường hơn nữa công tác kiểm toán nội bộ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Thời hạn thực hiện các kiến nghị là trước ngày 31/12/2024, trừ một số kiến nghị có thời hạn 03 tháng/06 tháng kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra.
Khánh Hoài (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN