Nhu cầu tiêu thụ điện tăng trưởng tích cực
Theo EVN, nhu cầu tiêu thụ điện dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 8,5%/năm trong 5 năm tới. KBSV đánh giá nhu cầu sẽ xuất phát từ (1) Sự quay lại của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước sẽ đòi hỏi đủ điện năng cho vận hành và duy trì (2) Vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (thâm dụng năng lượng) giúp gia tăng nhu cầu của nhóm khách hàng công nghiệp (3) Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng sẽ thúc đẩy nhu cầu của nhóm khách hàng dân dụng. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hoá cao trong khu vực. Tính đến đầu năm 2023, tỷ lệ đô thị hoá tại Việt Nam đạt hơn 42% trên cả nước.
Trong khi đó, thuỷ điện tiếp tục chịu ảnh hưởng trong năm 2024 do thuỷ văn không thuận lợi. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Xã hội và Khí hậu (IRI), El Nino có xác suất cao sẽ diễn ra trong năm 2024 trước khi chuyển sang pha trung tính. Điều này đồng nghĩa nền nhiệt cao, giảm lượng mưa và mực nước của các hồ, ảnh hưởng đến khả năng huy động của các nhà máy thuỷ điện. Đặc biệt tại khu vực miền Bắc, tình hình cung ứng điện sẽ gặp nhiều khó khăn khi loại hình này chiếm khoảng tới 46% tổng công suất lắp đặt.
Vì vậy, KBSV cho rằng kết quả kinh doanh nhóm này tiếp tục gặp thách thức trong thời điểm nửa đầu 2024 do thời điểm này rơi vào mùa khô, thường ít mưa, sau đó sẽ cải thiện hơn từ Quý 3/2024.
Ngược lại, KBSV cho rằng nhóm nhiệt điện có động lực tăng trưởng trong 2024 đến từ (1) Nhu cầu điện tích cực. Dự báo nền nhiệt cao trong 2024 khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh (do tần suất sử dụng các thiết bị làm mát), đặc biệt trong những tháng nắng nóng đỉnh điểm. Ngoài ra, nhu cầu đi cùng với kỳ vọng sự phục hồi sản xuất của nhóm khách hàng công nghiệp (2) Huy động tăng lên cho nhóm nhiệt điện khi thuỷ điện suy yếu. Trong cơ cấu nguồn phát tại Việt Nam, thuỷ điện và nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng chính khi chưa phát triển được nhiều các nguồn năng lượng thay thế. Vì vậy, với bối cảnh dự báo El Nino trong năm tới, nhiệt điện kỳ vọng là trọng tâm huy động để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia (3) Giá nguyên liệu đầu vào (than, khí) trên thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt và ổn định. Đây là yếu tố hỗ trợ cung ứng đầu vào của các nhà máy nhiệt điện và giúp giá phát điện của nhóm này cạnh tranh hơn (4) Nhiều nhà máy nhiệt điện đã hoàn thành sửa chữa, đại tu trong 2023 và sẵn sàng cho huy động đầy đủ các tổ máy.
Năng lượng tái tạo ưu tiên phát triển nhưng còn vướng mắc trong ngắn hạn
Còn với năng lượng tái tạo, theo Quy hoạch điện VIII, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên phát triển và khai thác hiệu quả trong tương lai. Trong đó, điện gió được xác định phát triển mạnh mẽ. Công suất điện gió trên bờ dự kiến lên tới 21,880 MW và điện gió ngoài khơi là 6,000 MW vào năm 2030, định hướng đạt 70,000-91,500 MW vào 2050.
Về dài hạn, phát triển nguồn năng lượng tái tạo là cần thiết bởi (1) phù hợp nhất mục tiêu giảm phát thải ròng về bằng 0 vào 2050 của Việt Nam (2) giảm phụ thuộc vào nhóm thuỷ điện và nhiệt điện, đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên.
KBSV thấy rằng những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành các dự án năng lượng tái tạo sẽ có lợi thế trong việc đầu thầu nhờ quản lý hiệu quả, tiết kiếm nhờ huy động được các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ. Một số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành với nhiều tiềm năng có thể kể đến là REE, HDG, ...
Tuy nhiên, trong ngắn hạn cung năng lượng tái tạo còn gặp nhiều thách thức. Đầu tiên, cung hiện đang vượt quá nhu cầu. Lý do gồm việc các dự án phát triển vượt mức giai đoạn trước đó và chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung, miền Nam. Công suất dư thừa tại 2 khu vực này lại không thể chuyển ra miền Bắc do vấn đề về hệ thống truyền tải.
Mặt khác, việc đầu tư mới vào năng lượng tái tạo còn đang gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế tính giá mua bán điện. Bộ Công Thương đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và đề xuất mô hình phù hợp để triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Tuy nhiên, các bên vẫn cần chờ đợi các quy định pháp lý & hướng dẫn chi tiết của Bộ Công Thương trước khi cơ chế này đi vào thực tiễn. KBSV kỳ vọng vào một cơ chế giá cạnh tranh hơn và việc DPPA triển khai thành công sẽ mở ra con đường cho việc thu hút vốn đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo.
Triển vọng cho từng nhóm sẽ khác biệt
KBSV đánh giá nhóm doanh nghiệp phát triển hạ tầng điện sẽ được hưởng lợi trước tiên trong những năm tới nhờ các gói thầu xây lắp điện, xây lắp đường dây và trạm biến áp gia tăng sau khi Quy hoạch điện VIII thông qua. Trong tháng 10/2023, Bộ Công Thương đang thực hiện công tác đấu thầu cho dự án dường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trị giá gần 23.000 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các dự án điện lớn sẽ đẩy nhanh tiến độ sau thời gian dài các dự án điện trì trệ.
KBSV cho rằng TV2, PC1 là những doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ có lượng công việc nhiều hơn từ bối cảnh này.
Tóm lại, KBSV đánh giá Tích cực cho triển vọng ngành Điện trong bối cảnh nhu cầu phụ tải liên tục tăng và Quy hoạch Điện VIII đã thông qua. Tuy nhiên, KBSV lưu ý rằng triển vọng cho từng nhóm sẽ khác biệt.
Với diễn biến giá của các cổ phiếu hiện tại của với nhóm nhiệt điện (NT2, POW, QTP, ...), KBSV nhận thấy giá các cổ phiếu đã suy giảm đáng kể từ thời điểm đầu Quý 3/2023 theo diễn biến của thị trường chung. Giá cổ phiếu hiện tại đã hấp dẫn cho việc đầu tư, đặc biệt là trong thời điểm 1H2024 khi thời tiết vào mùa khô, nền nhiệt cao do El Nino sẽ gia tăng nhu cầu và cải thiện kết quả kinh doanh của nhóm này.
Với các cổ phiếu nhóm xây lắp điện (PC1, TV2), thuỷ điện (VSH, SBH, ...) và năng lượng tái tạo (REE, HDG, ...), KBSV cho rằng nhà đầu tư nên quan sát và cân nhắc tham gia mở vị thế khi xuất hiện các mức upside so với định giá đủ hấp dẫn theo khẩu vị của từng nhà đầu tư.
Tuy nhiên, rủi ro cần chú ý khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu điện sẽ bao gồm sản lượng đầu ra không đạt kỳ vọng, thiếu hụt đầu vào hay ảnh hưởng của giá nguyên