Trong báo cáo "Định vị những động lực tăng trưởng và rủi ro cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2024", FiinGroup cho biết đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao
Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.
Riêng với bất động sản, cầu thì lớn nhưng vấn đề là phía cung là pháp lý làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án và vấn đề bankability (tính khả thi cấp vốn) vẫn là một thách thức lớn.
|
Số dự án cấp phép mới giảm sút. |
Triển vọng 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và 2025 sẽ hạ cánh ra sao.
Mặc dù tín dụng kinh doanh bất động sản đã tăng trưởng trở lại (+21,86% cho 9T2023) nhưng quy mô còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn khu vực này.
Nợ xấu trái phiếu bất động sản thì giờ các ngân hàng mới “ngấm đòn”, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Thể hiện ở tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp ở mức rất cao (khoảng 14,6% tính trên tổng giá trị lưu hành) và tỷ lệ tạo lập nợ xấu (NPL formation) đang tăng cao.
|
Số căn hộ giao dịch cũng gần như đóng băng. |
Tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu/ tái cơ cấu tăng cao (khoảng 15% trên tổng giá trị TPDN đang lưu hành). FiinGroup kỳ vọng sửa đổi Thông tư 02 (tạo điều kiện cơ cấu lại tín dụng) và sửa đổi Nghị định 08 (giãn hoãn trái phiếu doanh nghiệp) nhưng tác động lây chéo sang tín dụng ngân hàng là rủi ro lớn hiện nay, nhất là các ngân hàng có bộ đệm vốn thấp hoặc bao phủ nợ xấu thấp.
Tóm lại, FiinGroup nhận định rủi ro nội tại đối với nền kinh tế Việt Nam và ngành tài chính lớn nhất có lẽ là triển vọng thị trường bất động sản và lây chéo sang nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng. Yếu tố cần theo dõi là khi nào các chủ đầu tư giảm giá bất động sản và tháo gỡ pháp lý được triển khai trên diện rộng.