Theo khảo sát, Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hiện đang là ngân hàng dẫn đầu về mức lãi suất ở kỳ hạn 1 năm với 8,48%/năm. Đứng thứ hai ở kỳ hạn 1 năm là ngân hàng NamAbank với mức lãi suất là 8,3%/năm, tiếp đó đên NCB (8,2%/năm), CBBank và VietCapitalBank đều 8%/năm, BaoVietBank (7,95%/năm)…
Ở kỳ hạn 9 tháng dẫn đầu vẫn là ngân hàng SCB với mức lãi suất 8,18%/năm, tiếp sau là NamABank (8,05%/năm), CBBank (8%/năm), NCB (7,95%/năm),..
Ở kỳ hạn 6 tháng, dẫn đầu là ngân hàng VietABank (8,1%/năm), SCB (8,03%/năm), NCB (7,7%/năm), VietCapitalBank (7,5%/năm). Ở kỳ hạn 1 tháng mức lãi suất cao nhất là 4,25%/năm được khá nhiều ngân hàng áp dụng như: SCB, NamABank, NCB, BacABank, VietABank, HDBank,…
Ảnh minh họa.
Từ ngày13/3 NHNN hạ lãi suất nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chống dịch COVID-19. Ngay sau đó, nhiều ngân hàng cũng đồng loạt hạ lãi suất ở các kì hạn.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ cho hay, lý do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất do thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020, Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai các giải pháp điều hành kịp thời, có hiệu quả nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19.
Cũng theo ông Hà, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ giảm lãi suất trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, mục tiêu kiểm soát lạm phát và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.