Trong đó, ba ông lớn nắm giữ nhiều tiền gửi khách hàng nhất là BIDV (hơn 1.414 triệu tỷ đồng), Vietcombank (hơn 1.197 triệu tỷ đồng) và VietinBank (1.190 triệu tỷ đồng).
Còn tính theo tốc độ tăng trưởng cao nhất lại thuộc về 3 ngân hàng thương mại là TPBank, VPBank và HDBank. Trong đó TPBank tăng 16,5% lên mức 163 nghìn tỷ đồng; VPBank tăng 14,7% lên 277 nghìn tỷ đồng và HDBank tăng 13,3% lên 208 nghìn tỷ đồng.
Ngược lại, toàn ngành cũng ghi nhận khoản mục tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm đơn cử như KienLongBank giảm mạnh 18% tiền gửi khách hàng về còn hơn 42 nghìn tỷ đồng; VietCapitalBank giảm 4% về mức 43,8 nghìn tỷ đồng; VietABank và MBB đều giảm 2% về lần lượt 66 nghìn tỷ và 377 nghìn tỷ đồng; OCB giảm gần 1% về hơn 98 nghìn tỷ đồng, và NCB đi ngang tại mức 63,3 nghìn tỷ đồng.
|
Các ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động. |
Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng thời gian gần đây thì nhiều ngân hàng lại ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm là điều đáng lo ngại.
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện tăng lãi suất điều hành 2 lần vừa qua không gây quá nhiều bất ngờ cho thị trường, tuy nhiên diễn biến lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn còn khá phức tạp. Các ngân hàng thương mại trong hệ thống đều đã đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi.
Trong đó nhiều ngân hàng tăng lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn lên mức kịch trần 1% như BacABank, KienLongBank, SCB và Techcombank.
Còn tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, cũng có nhà băng tăng lên mức lãi suất rất hấp dẫn với 8,2%/năm là PGBank. Còn đứng đầu lãi suất huy động cao nhất 12 tháng hiện nay chính là SCB với 8,8%/năm.
Trước đó đã có nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên 11%/năm như NamABank hay 10,5%/năm như NCB cho khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng, nhưng hiện các con số này đã không còn.
Dù vậy, chưa dừng lại ở đó, theo Chứng khoán VietinBank (CTS) để chuẩn bị cho room tín dụng năm sau, nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất huy động trên cả thị trường 1 và thị trường 2 để chuẩn bị vốn cho giải ngân tín dụng năm 2023.
CTS nhận định NHNN sẽ rất thận trọng nới room tín dụng trong năm 2023, nhằm tránh cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường 1 nếu tình hình tỷ giá vẫn còn căng thẳng dưới áp lực từ Fed tăng lãi suất. Lãi suất huy động trên thị trường 1 và lãi suất phát hành giấy tờ có giá sẽ chứng kiến đà tăng mạnh trong quý 4/2022.