Các nguồn thu ngoài lãi biến động tăng giảm khác biệt nhau. Trong đó lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 10% lên 281 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư khả quan với 281 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 63% về còn 41 tỷ đồng. Thậm chí mua bán chứng khoán kinh doanh tiếp tục thua lỗ 633 triệu đồng; hay hoạt động khác lỗ nặng tới 265 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi khả quan 329 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này của MSB vọt gấp 4,7 lần lên 327 tỷ đồng.
Do đó, MSB ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2023 vỏn vẹn 483 tỷ đồng, giảm tới 37% so cùng kỳ 2022. Đây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận thấp nhất của MSB trong vòng 15 quý gần đây, tính từ quý 2/2020.
Tính chung cả năm 2023, thu nhập lãi thuần của MSB vẫn khả quan với 9.188 tỷ đồng, tăng hơn 10% so năm 2022; lãi ròng 2023 đạt mức 4.644 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của MSB tăng 25% so đầu năm, lên mức 267.005 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 149.145 tỷ đồng, tăng 23,6%. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán cũng tăng 20% khi chiếm 37.897 tỷ đồng. Các khoản lãi, phí phải thu tăng đột biến gấp 1,8 lần lên 5.065 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, tiền gửi của khách hàng chiếm 132.350 tỷ đồng, tăng 13% so đầu năm.
Về chất lượng nợ cho vay, tại thời điểm cuối năm 2023, tổng nợ xấu của MSB tăng gấp đôi lên 4.280 tỷ đồng. Trong đó nợ nghi ngờ vọt mạnh nhất khi gấp 3,2 lần lên 1.441 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 67% lên 1.032 tỷ và nợ có khả năng mất vốn tăng 79% với 1.807 tỷ đồng.
Do đó, tỷ lệ nợ xấu của MSB tăng từ mức 1,71% của đầu kỳ lên mức 2,87%.
|
Chất lượng nợ cho vay của MSB |