Kết thúc Quý 2 NĐ 2020/21, SBT đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 3.851 tỷ đồng (+30% YoY) và 140 tỷ đồng (+7,7x YoY), trong đó mảng đường chiếm tỷ trọng lớn nhất là 97%.
Đối với mảng đường, doanh thu thuần Q2 đạt 3,748 tỷ đồng (+34% YoY), sản lượng đường tiêu thụ đạt 338 ngàn tấn (+32% YoY) và giá bán đường bình quận đạt 11,08 triệu/tấn (+2% YoY).
BSC đánh giá SBT tăng được sản lượng đường tiêu thụ nhờ vào (1) Tập trung đẩy mạnh thị phần trong nước ở kênh B2B và kênh tiêu dùng B2C; (2) Mở rộng thị trường xuất khẩu ở EU nhờ hưởng lợi từ ưu đãi thuế xuất khẩu EVFTA, đồng thời hưởng lợi từ nhập siêu từ Trung Quốc.
Lợi nhuận gộp SBT Q2 NĐ 2020/21 đạt 495 tỷ đồng (+144% YoY), tới từ cải thiện BLNG đạt 12,7% so với cùng kỳ là 6,3%, nhờ vào (1) Giá bán tăng 2%; (2) Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đường Organic và RE với biên lợi nhuận cao hơn đường RS vào thị trường EU và Trung Quốc.
Lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ (+7,7 lần YoY) được hỗ trợ một phần từ doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp với tỉ lệ chi phí BH&QLDN/DTT đạt 6,9% so với cùng kỳ là 9,4%.
Dự báo lãi sau thuế niên độ 2020/21 tăng 25%
BSC dự báo KQKD SBT NĐ 2020/21 sẽ đạt DTT và LNST lần lượt là 15.482 tỷ đồng (+20,1% YoY) và LNST là 457 tỷ đồng (+25% YoY), tương đương EPS fw là 712 đồng/cp – PE fw là 33,5x và PB fw là 1,9x.
BSC giả định tăng trưởng của SBT nhờ vào: (1) Dự báo sản lượng đường tiêu thụ ở mức 1,245 triệu tấn đường (+17% YoY) nhờ vào 2 kênh chính là kênh doanh nghiệp lớn B2B và mở rộng thị phần ở kênh tiêu dùng B2C.
(2) Giá bán bình quân đạt 11,72 triệu đồng/tấn tăng 3,3% so với NĐ trước, giá đường xuất khẩu sẽ hưởng lợi từ giá đường thế giới tăng, còn giá đường trong nước sẽ duy trì đi ngang.
(3) Biên lợi nhuận gộp mảng đường sẽ duy trì ở mức 12,7% tăng 1,2% so với cùng kỳ nhờ (3.1) SBT chủ động điều phối nguồn nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh thông qua GMC - Nhà thương mại hàng hóa quốc tế; (3.2) Giá đường thế giới tăng mạnh 20-25% YoY; (3.3) Đẩy mạnh xuất khẩu đường Organic với biên gộp cao vào EU.
BSC khuyến nghị mua SBT nâng giá mục tiêu là 27.640 đồng, upside 21,8% so với giá ngày 24/3. BSC nâng giá mục tiêu do KQKD cải thiện nhờ:
(1) Giá đường thế giới tăng mạnh trong Q1/2021 +15% YTD; (2) Xuất khẩu đường RE đi Châu Âu và Trung Quốc tăng mạnh trong Q4/2020 và Q1/2021; (3) Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của chính phủ.
Triển vọng ngành đường Việt Nam năm 2021
BSC cho biết sẽ có 3 động lực chính cho ngành đường Việt Nam trong thời gian tới gồm: tăng xuất khẩu đường vào thị trường Châu Âu và Trung Quốc, giá đường thế giới tăng mạnh và dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2021 do tình trạng thiếu hụt nguồn cung, cuối cùng là thuế chống phá giá từ ngoại nhập và chống trợ giá.
Đối với việc xuất khẩu, dự báo các doanh nghiệp đường Việt Nam sẽ tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu và Trung Quốc trong 2021.
Việc thiếu hụt vùng nguyên liệu đường của Trung Quốc khiến quốc gia này tăng nhập khẩu đường của Việt Nam. Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu đường Việt Nam tăng đột biến với giá trị lên tới 106,3 triệu USD so với năm 2019 chỉ khoảng 2,7 triệu USD.
Về thị trường châu Âu, ngày 8/6/2020, Quốc hội đã thông qua Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và cam kết dành ưu đãi về dòng thuế nhập khẩu đường có xuất xứ từ Việt Nam.
Chính sách ưu đãi này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất đường của Việt Nam có cơ hội mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU vì đây là thị trường ưa chuộng các sản phẩm đường sạch, đường hữu cơ.
BSC cho rằng giá đường thế giới sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2021 do tình trạng thiếu thụ lớn của thế giới, đặc biệt là tình hình vùng nguyên liệu Trung Quốc bị mất trong năm 2020 khiến Trung Quốc phải nhập siêu đường.
Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, được dự báo sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất đường nội địa hồi phục trở lại sau khi chịu cạnh tranh về giá, từ đó tăng lại sản lượng sản xuất và thu hẹp lại khoảng cách giá đường thế giới và Việt Nam.
|