Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá mục tiêu cho cổ phiếu BID ở mức 44.400 đồng

Chứng khoán MB (MBS) định giá BID đạt giá mục tiêu là 44.400 đồng, dự phóng kết hợp 2 phương pháp định giá RI và so sánh P/B của các ngân hàng ở Việt Nam và những ngân hàng thương mại cổ phần khác có vốn hoá thị trường lớn và ROEA năm 2021 tương đương.
Năm 2021 chứng kiến cuộc đua tăng vốn điều lệ giữ các ngân hàng. Bước sang 2022, hoạt động nâng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế được dự kiến triển khai trong thời gian tiếp theo sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng cũng như đem lại kỳ vọng cao hơn cho sự phát triển của ngành ngân hàng.
Lãi suất huy động được dự báo sẽ có sự tăng nhẹ trong cuối năm 2022, tuy nhiên lãi suất cho vay của các ngân hàng được đoán cũng sẽ có sự cải thiện sau khoảng thời gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khiến NIM của các ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện tại.
Moi tuan mot doanh nghiep: Gia muc tieu cho co phieu BID o muc 44.400 dong
 
Cuối năm 2021, BID đã tăng vốn điều lệ thành công lên hơn 50 nghìn tỷ đồng, vươn lên đứng đầu toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm 2021, Tổng tài sản của BID cũng dẫn đầu 27 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
MBS tin rằng, với sự bổ sung mạnh mẽ về mặt tài chính trong năm 2021, Tỉ lệ hệ số an toàn vốn CAR của BIDV sẽ có sự cải thiện hơn trong năm sau. Điều này tạo tiền đề giúp mức tăng trưởng tín dụng của BID trong năm 2022 được dự đoán sẽ tăng lên 14%, và đồng thời gia tăng thêm doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Đồng thời, sự cải thiện về mặt chất lượng tài sản trong thời gian qua của BIDV được chúng tôi đánh giá cao. Sự chủ động trích lập dự phòng cũng như trích lập dự phòng bổ sung cho nợ tái cơ cấu của BID sẽ giúp giảm áp lực lên khoản Lợi nhuận trong các năm tới của doanh nghiệp.
Đặc biệt, khi nền kinh tế gặp ảnh hưởng xấu do tác động của diễn biến dịch bệnh, BIDV được chúng tôi tin rằng với sự bổ sung về tài chính cũng như chủ động chuẩn bị trong các khoản nợ xấu, sẽ khiến ngân hàng gặp ít biến động hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
Thu nhập lãi thuần của 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 43% so với 9 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ việc giảm chi phí huy động vốn khiến NIM có sự cải thiện. Ngoài ra, Thu nhập ngoài lãi tăng 20% so với 9 tháng năm 2020.
Chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với quý 2, ở mức 1,61%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn 1,1%, giảm 0,02% so với cuối năm 2020.
NIM duy trì ở mức ổn địnhnhờ giảm chi phí vốn cũng như đẩy mạnh cho vay bán lẻ. So với cùng kỳ, chi phí vốn đã giảm hơn 1%, mức giảm cao so với trung bình ngành.
Tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Vốn điều lệ của BID dự kiến sẽ được tăng lên hơn 50.5 ngàn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng thêm 10.400 tỷ đồng trong năm nay. Nguồn vốn tăng thêm được tin rằng sẽ giúp BID quản trị rủi ro cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc sau này.
Những vấn đề còn tồn tại, thách thức: Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra, tỉ lệ bao phủ nợ xấu của BID hiện tại đã được cải thiện đáng kể nhờ động thái quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng. Chi phí dự phòng được dự báo trong các quý sau có khả năng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BID, đặc biệt khi dư nợ tái cơ cấu đã tăng mạnh trong quý 3/2021.
Moi tuan mot doanh nghiep: Gia muc tieu cho co phieu BID o muc 44.400 dong-Hinh-2
 
Định giá mục tiêu ở mức 44.400 đồng/cp
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cũng như Thông tư 03 của NHNN trong việc trích lập dự phòng cho nợ xấu, chúng tôi ước tính chi phí dự phòng của BIDV đạt 30.000 tỷ đồng cho cả năm.
Ngoài ra, khoản chi phí này được MBS hoạch tính sẽ tiếp tục tăng lên 34 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 theo yêu cầu của NHNN và cũng như giúp BIDV có thể giảm thiểu độ rủi ro khi nền kinh tế xảy ra biến động trong tương lai.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng năm 2021 của BIDV được dự tính là 12% cho cả năm. Đồng thời, với sự thành công trong việc nâng vốn điều lệ lên đứng đầu toàn ngành ngân hàng trong tháng 12 năm 2021, hạn mức tăng trưởng tín dụng của BIDV được dự đoán sẽ tăng lên 14% trong năm 2022, nhằm đem lại thêm lợi nhuận về cho BID.
MBS định giá BID đạt giá mục tiêu là 44.400 đồng, dự phóng kết hợp 2 phương pháp định giá RI và so sánh P/B của các ngân hàng ở Việt Nam và những ngân hàng thương mại cổ phần khác có vốn hoá thị trường lớn và ROEA năm 2021 tương đương.
Giá mục tiêu được tính theo phương pháp định giá theo P/B là 44.700 đồng (BVPS dự phóng là 17.663 đồng và P/B của BID là 2.x) và với phương pháp định giá RI kết quả là 44.100 đồng với Re 13,6% và tăng trưởng dài hạn là 6%.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN