Covid-19 đã làm tê liệt các hoạt động sản xuất, cản trở hoạt động thương mại của Việt Nam trong hầu hết thời gian của Q3/2021. Hơn nữa, tình trạng tắc nghẽn cảng trên toàn thế giới đang làm gián đoạn lịch trình và tần suất vận chuyển.
Mặc dù những vấn đề này sẽ tạm thời giảm sản lượng hàng hóa của GMD trong Q3/2021, nhưng các động thái của Chính phủ nhằm mở cửa trở lại nền kinh tế, cùng với sự phục hồi liên tục của thương mại toàn cầu và lưu lượng cảng khi chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 trên toàn thế giới khiến VDSC tin rằng sản lượng hàng hóa có khả năng sẽ tăng trong Q4/2021 và chắc chắn sẽ phục hồi hơn nữa vào năm 2022F.
Kỳ vọng LNTT của GMD tăng 57% trong năm tới nhờ mức cơ bản thấp trong nửa cuối năm 2021 và khả năng sinh lời được cải thiện mạnh mẽ của GML.
Triển vọng dài hạn của GMD không bị ảnh hưởng, lợi nhuận Q3/2021 tăng trưởng thấp nhiều khả năng tạo cơ hội TÍCH LŨY cổ phiếu với giá mục tiêu là 55.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự kiến là 10% tính đến giá đóng cửa vào ngày 15/10/2021.
|
Dự phóng KQKD quý 3 cho GMD của VDSC. |
GMD: Kỳ vọng vào cảng Đình Vũ giai đoạn 2
Kỳ vọng sản lượng thông lượng hàng hóa tại cụm cảng của GMD ở Hải Phòng và TP HCM/Bình Dương lần lượt giảm 2% YoY và 17% YoY do các hoạt động công nghiệp bị gián đoạn do giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Chi phí hoạt động tăng theo quy định “3 tại chỗ” khiến biên lợi nhuận gộp thu hẹp
Ước tính Gemalink sẽ đóng góp khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận trong LNTT của GMD, điều này sẽ hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng LNTT trong bối cảnh sản lượng từ các cảng khác giảm.
Các cảng ở Hải Phòng của GMD cho thấy hoạt động ổn định trong 7T 2021. VDSC ước tính sản lượng thông lượng container tại các cảng này đạt 579.000 TEU, tăng 13% YoY.
Trong khi mức cơ sở thấp hơn trong Q2-2020 đã hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng, chúng tôi nhận thấy các cảng trọng điểm như Nam Hải Đình Vũ và Nam Đình Vũ đã làm rất tốt trong việc chủ động tìm kiếm các dịch vụ vận tải biển mới.
Theo đó, các cảng này đã tiếp nhận thành công các dịch vụ cố định mới từ CMA-CGM, COSCO, Zhonggu, ONE, Lotus kể từ tháng 4. Trong khi đó, Cảng Nam Hải cũng phục vụ nhiều tàu container hơn kể từ Q2-2021 do GMD Shipping luân chuyển nội địa đến cảng này từ Nam Đình Vũ, cùng với các tuyến mới từ Viet Sun Logistics và hãng tàu ASL.
VDSC cho rằng phần tăng trưởng doanh thu còn lại là do (1) tăng trưởng sản lượng cao hơn tại các ICD phía Nam của GMD và (2) tăng giá phí dịch vụ trong bãi container ở khu vực Hải Phòng. Tăng trưởng sản lượng đã giảm tốc trong tháng 7 do ảnh hưởng từ giãn cách xã hội nhưng vẫn duy trì mức tích cực ở hai con số.
Khoản lỗ từ Gemalink lên tới 28 tỷ đồng trong 7T 2021, tăng hơn gấp đôi so với con số của năm ngoái. Đáng chú ý là liên doanh này đã đóng góp lợi nhuận 9 tỷ đồng trong tháng 7, tốt hơn dự kiến sau khi tiếp nhận dịch vụ mới mang tên ‘TP20’ từ Maersk Line. Đây là tháng đầu tiên cảng Gemalink báo lãi kể từ khi đi vào hoạt động vào tháng 1/2021.
Sản lượng thông lượng tháng 8 đạt 78,000 TEU và con số này sẽ cao hơn sản lượng tháng 7 do nhiều tàu mẹ cập cảng hơn. Do đó, VDSC kỳ vọng lợi nhuận của GML sẽ cải thiện trong tháng 8.
GMD đang cân nhắc về việc bổ sung thêm đối tác chiến lược mới cho Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2. Theo GMD, một số hãng tàu đang có ý muốn tham gia vào giai đoạn mở rộng của Nam Đình Vũ, dự kiến sẽ xây dựng vào cuối năm nay, khi họ đánh giá cao dư địa về công suất / khả năng tiếp nhận của các cầu cảng khi giai đoạn hai đi vào hoạt động, cùng với khả năng cung cấp chuỗi dịch vụ logistics (ICD, kho ngoại quan, dịch vụ vận tải đường bộ) của GMD tại khu vực phía Bắc.
VDSC cho rằng nhiều khả năng GMD sẽ hợp tác một hãng tàu từ Trung Quốc để có thể duy trì nguồn hàng hiệu quả cho cụm cảng phía Bắc. VDSC tin rằng sự thành công của thương vụ này sẽ là một cú hích đáng kể cho cảng Nam Đình Vũ về hiệu suất trong 2-3 năm tới.
LNST tăng mặc dù LNTT giảm là mức đóng góp lợi nhuận từ các Công ty liên doanh liên kết, cụ thể là Gemalink, CJ GMD Shipping, vào LNTT tăng mạnh từ 30% lên 47%.