Tăng giả định tăng tín dụng năm 2021 do kết quả tích cực 2020
VNDirect nâng giả định tăng trưởng tín dụng trong 2020-2021 từ 14-14,5% lên 15-16% svck. Trong khi ACB chỉ công bố tổng dư nợ ngân hàng mẹ tăng 15,7% năm 2020, VNDirect nhận thấy khác biệt không đáng kể giữa tăng trưởng cho vay hợp nhất và tăng của ngân hàng mẹ các năm gần đây.
Do đó, tăng trưởng cho vay hợp nhất có thể sẽ vượt mức tăng 15% svck và hạn mức tăng trưởng tín dụng mà ACB được cấp là 14,75% năm 2020.
Tăng trưởng dự nợ 2021 đạt 16% svck là hợp lý, cân nhắc việc dư nợ cho vay của ACB năm 2020 tăng trưởng tốt hơn dự kiến, kỳ vọng NHNN duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2021 và việc NHNN hướng dẫn tăng trưởng tín dụng của ACB mức 3,5% trong Q1/21 (sv thực tế Q1/20: 2,3%).
VNDirect cũng kỳ vọng NIM tăng 5 điểm cơ bản svck trong 2021 lên 3,6% do tỷ lệ CASA tiếp tục cải thiện, đạt 22,4% cuối năm 2020 (cuối Q3/20: 18,4%, cuối Q2/20: 17,5%).
Upfront fee sẽ được phân bổ đều trong 15 năm, từ 2021
Theo ACB, phí trả trước (upfront fee) trị giá 370 triệu USD đối với thương vụ phân phối bảo hiểm độc quyền sẽ được phân bổ đều trong suốt 15 năm. Ngoài ra, về việc thu hồi nợ xấu G6, ACB dự kiến thu được một nửa trong 800 tỷ đồng còn lại vào năm 2021.
Do đó sẽ không có thu nhập ngoài lãi (Non-II) đột biến liên quan đến thu nhập từ phí trả trước phân phối bảo hiểm độc quyền và thu hồi nợ xấu từ nhóm G6 vào năm 2021-2022. Tuy nhiên thu nhập ròng 11T20 từ banca đạt 848 tỷ đồng, +16% sv thu nhập từ banca trong cả năm 2019.
VNDirect kỳ vọng dòng phí hoa hồng sẽ không ngừng nâng cao thu nhập phí ròng trong những năm tới.
Dự báo EPS đạt tăng trưởng kép 17,2% trong giai đoạn 2021-2023
VNDirect dự báo LN ròng đạt CAGR 17% trong giai đoạn 2021-23, dựa trên tăng trưởng thu nhập lãi ròng (NII) 15,7%/năm và CAGR thu nhập ngoài lãi 10,1%.
Giảm dự báo EPS năm 2021-23 1,4-6,6% sv dự báo trước đó do điều chỉnh kế hoạch ghi nhận phí trả trước banca thành 15 năm từ 5 năm trước đó và khoản thu 800 tỷ đồng của G6 được chia đều trong năm 2021-2022 thay vì thu toàn bộ trong năm 2021.
Nợ xấu trong tầm kiểm soát
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngân hàng mẹ được duy trì ở mức thấp 0,59% trong khi tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) vẫn duy trì ở mức cao đạt 154% vào cuối năm 2020.
Nợ cơ cấu hợp nhất của ACB ghi nhận ở mức 9.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020, không thay đổi so với mức ở cuối Q3/2020. Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại các khoản cho vay với tỷ trọng khá tương đương đối với cả cá nhân và doanh nghiệp với giá trị cho vay được cơ cấu lại dành cho cá nhân là 4.000 tỷ đồng; và phần còn lại đối với doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong 9.000 tỷ đồng được cơ cấu lại, tổng giá trị khoản vay 600 tỷ đồng sẽ đến hạn thanh toán vào năm 2021 và ACB dự kiến sẽ thu được 90% khoản vay này khi đến ngày đáo hạn.
Duy trì khuyến nghị Khả quan và nâng giá mục tiêu lên 35.400 đồng/cp
VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan với cổ phiếu ACB. Giá mục tiêu là 35.400 đồng/cp dựa trên định giá thu nhập thặng dư (Chi phí vốn: 14%, Tăng trưởng dài hạn: 3%) và P/BV năm 2021 là 1,8 lần với tỷ trọng bằng nhau.
ACB đang giao dịch ở mức P/BV năm 2021 là 1,4 lần, thấp hơn mức trung bình 3 năm là 1,8 lần trong khi ngân hàng đã chuyển niêm yết sang HOSE sẽ cải thiện thanh khoản, cũng như triển vọng tăng trưởng tín dụng cao hơn và dòng phí hoa hồng mới kỳ vọng giúp LN tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Do đó, VNDirect nâng định giá P/B năm 2021 từ 1,7 lần lên 1,8 lần. Rủi ro tăng giá đến từ việc NIM tăng cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm tăng trưởng cho vay thấp hơn dự kiến.